Đối thủ cạnh tranh của nhãn hàng L’ovite.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chương trình xúc tiến nâng cao năng lực cạnh tranh của nhãn hàng L'ovite (Trang 40 - 44)

Hiện nay, trong phân khúc mỹ phẩm cao cấp thì có rất nhiều nhãn hiệu cạnh tranh nhau quyết liệt để mở rộng thị phần của mình. Có nhiều nhãn hiệu cạnh tranh với nhau có những mặt tốt cũng nhƣ mặt xấu của nó.

Điều tốt là trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, thì công ty muốn tồn tại và giành mở rộng thị phần hơn nữa thì công ty cần phải hạ thấp chi phí, tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng. Do đó cũng làm hạn chế gia nhập ngành hơn.

Điều xấu là nếu công ty không thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì công ty sẽ khó giữ đƣợc thị phần hiện tại, lợi nhuận giảm sút có khả năng dẫn đến phá sản, bán lại công ty.

Về định vị, L’ovité định vị sản phẩm của mình là nhãn hiệu nằm trong nhóm cao cấp ngang hàng với Ohui, Shiseido, Lancôme. Ngoài L’ovité thì các nhãn hiệu nhƣ Ohui, Omar sharif có hệ thống bán hàng trực tiếp. Xét chung thì đối thủ cạnh tranh chính hiện hữu trong ngành của L’ovité có Ohui.

Cùng với xu hƣớng mỹ phẩm trong những năm gần đây thì các Spa chăm sóc sắc đẹp với nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ là đối thủ cạnh tranh ẩn mình và vô cùng nguy hiểm đối với L’ovité.

Điểm mạnh, điểm yếu của Ohui. Điểm mạnh

Sản phẩm của Ohui đa dạng và phong phú. Hiện nay Ohui có các dòng sản phẩm cung cấp độ ẩm, làm sạch, chăm sóc lỗ chân lông, làm trắng, trị nếp nhăn, chống lão hóa, dƣỡng toàn thân và dòng sản phẩm trang điểm.Bao bì và mẫu mã của các dòng sản phẩm của Ohui cũng sang trọng và thu hút.

Các gian hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Ohui có ở các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ Diamond, Parkson Plaza, New World, …nơi ngƣời tiêu dùng chọn mua sản phẩm cao cấp, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh Ohui là sản phẩm cao cấp.

Các gian hàng của Ohui đƣợc trang trí khá đẹp mắt, sắp xếp hợp lý, giúp ngƣời tiêu dùng có thể biết hết các sản phẩm của mình nhƣng vẫn dễ dàng tìm ra dòng sản phẩm của mình quan tâm.

Ngoài kênh cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Ohui còn có một đội ngũ tƣ vấn viên bán hàng trực tiếp khá hùng hậu, để có thể tiếp cận đến mọi khách hàng.

Ohui là sản phẩm nhập từ Hàn Quốc trong khi làn sóng thời trang của Hàn Quốc xâm nhập vào nƣớc ta khá mạnh, tạo xu hƣớng thời trang theo các diễn viên Hàn Quốc. Với hai đại sứ là diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng trong những bộ phim ăn khách ở Việt Nam là Kim Ah Joong, Son Ye Jin. Đặc biệt là kim Ah Joong đang rất đƣợc khán giả nữ ở Việt Nam hâm mộ trong vai Hana trong bộ phim “ Ngƣời Đẹp Ngàn Cân”.

Ohui đã tạo cho mình sự nhận biết tốt, Ohui đã khá thành công khi xây dựng thƣơng hiệu khá mạnh ở Việt Nam. Mặc dù không sử dụng sản phẩm của Ohui nhƣng đa số phụ nữ khi đƣợc hỏi có biết nhãn hiệu mỹ phẩm Ohui đều nói đó là nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp của Hàn Quốc.

Điểm yếu.

Ngƣời tiêu dùng đánh giá chất lƣợng sản phẩm của Ohui ngang hàng với L’ovité hay L’Oreal nhƣng giá của các sản phẩm Ohui đều cao hơn L’ovité và L’Oreal.

Các gian hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Ohui chỉ tập trung ở quận 1, ở các quận 3,5,10 thì có một cửa hàng. Ohui đã chƣa có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các quận xa trung tâm nhƣ Bình Thạnh, quận 4, quận 7, quận 2, … trong khi nhu cầu sử dụng mỹ phẫm, đặc biệt là mỹ phẩm cao cấp đang tăng cao. Đặc biệt là quận 7 nơi có nhiều khu biệt thự dành cho những ngƣời có thu nhập cao, mà khách hàng mục tiêu của Ohui là những phụ nữ có thu nhập từ 7 – 10 triệu một tháng, có độ tuổi từ 25 – 50 tuổi ( thực hiện nghiên cứu quan sát tại Diamond Plaza).

Ohui có đội ngũ tƣ vấn viên rất hùng hậu ở kênh bán hàng trực tiếp nhƣng các tƣ vấn viên không nhận thấy đƣợc lợi ích khi cộng tác cùng Ohui và đã nghỉ

rất nhiều do đó Ohui mất rất nhiều nguồn lực để có thể đào tạo đƣợc lực lƣợng tƣ vấn viên.

Các nhân viên bán hàng rất thờ ơ đối với khách hàng chỉ tìm hiểu về công dụng, giá của sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Làm cho khách hàng có ý nghĩ quan tâm đến sản phẩm này sẽ chuyển hƣớng quan tâm đến sản phẩm của nhãn hiệu khác có nhân viên bán hàng nhiệt tình, cởi mở

Điểm mạnh, điểm yếu của các Spa chăm sóc sắc đẹp. Điểm mạnh.

Điểm mạnh của các spa chăm sóc sắc đẹp là có đội ngũ nhân viên có tay nghề cao làm khách hàng có thể thƣ giãn thoải mái toàn thân, hầu hết các khách hàng đến spa ngoài việc muốn làm đẹp mà còn đến thƣ giãn cơ thể sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Với nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên bùn, các loại trái cây cùng với công thức riêng của các spa và kỹ thuật của nhân viên chính là điểm nổi trội hơn của spa so với mỹ phẩm.

Khi trở thành khách quen thì các nhân viên ở spa sẽ hiểu rõ về thói quen của khách hàng để phục vụ tốt hơn. Trong khi mỹ phẩm chỉ là giải pháp làm đẹp mà không có đƣợc yếu tố thỏa mãn trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Khách hàng đến spa không chỉ để làm đẹp, thƣ giãn mà còn muốn thể hiện đẳng cấp của mình. Khi trong ví có các thẻ thành viên của những spa nổi tiếng, hoành tráng. Mỗi lần vào các spa ấy thƣ giãn thì trên dƣới cũng khoảng 500 USD/ lần.

Điểm yếu

Điểm yếu của các spa là khách hàng phải có thời gian để đến spa. Do đó khách hàng đến spa không thƣờng xuyên đƣợc vì còn có công việc hàng ngày. Hiện nay các spa khắc phục bằng cách làm dịch vụ tại nhà nhƣng có vấn đề là

không bảo đảm đƣợc chất lƣợng của dịch vụ tại nhà, các loại mỹ phẩm mà nhân viên phục vụ tại nhà sử dụng.

Vì khi đến spa đòi hỏi khách hàng phải có thời gian rảnh rỗi để tận hƣởng các dịch vụ mà đa số các khách hàng của spa là những ngƣời bận rộn với công việc nên họ chỉ có thể rảnh rỗi vào các buổi trƣa và cuối tuần. Vào thời gian này khách đến với spa rất đông do đó xảy ra tình trạng khách hàng phải đợi đến lƣợt mình, ngoài ra spa phục vụ rất nhiều ngƣời làm cho khách hàng có cảm giác sử dụng chung với ngƣời khác các dụng cụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chương trình xúc tiến nâng cao năng lực cạnh tranh của nhãn hàng L'ovite (Trang 40 - 44)