Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chương trình xúc tiến nâng cao năng lực cạnh tranh của nhãn hàng L'ovite (Trang 38 - 40)

Với dân số hơn 86 triệu ngƣời, cơ cấu dân số trẻ và năng động cùng với mức sống của ngƣời dân không ngừng cải thiện và chăm sóc vẻ ngoài của mình, đã khiến Việt Nam là thị trƣờng vô cùng hấp dẫn đối với các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Năm 2007, theo kết quả nghiên cứu của hãng mỹ phẩm Maybelline New York tại VN cho hay, thị trƣờng mỹ phẩm VN phát triển rất đều và mức tăng trƣởng đạt hơn 20%/năm, chủ yếu đối với thị trƣờng mỹ phẩm cao cấp ( nguồn VietNamNethttp://vietnamnet.vn/kinhte/tinvan/2007/09/740941/ ).

Thị trƣờng mỹ phẩm ở nƣớc ta sẽ còn phát triển và sôi động hơn trong những năm tới khi nhu cầu làm đẹp của ngƣời dân ngày một tăng. Ngày nay, ngƣời tiêu dùng xem việc làm đẹp là một hoạt động mang tính thƣ giãn; ngoài việc làm cho vẻ ngoài của mình đẹp hơn họ còn có niềm vui mỗi khi làm đẹp, tạo cảm giác thƣ thái và họ sẽ chẳng ngại chi gần một phần tƣ tiền lƣơng của mình cho việc làm đẹp (8/10 ngƣời đƣợc hỏi).

Thị trƣờng mỹ phẩm nƣớc ta vô cùng sôi động với các nhãn hiệu trong nƣớc và các nhãn hiệu nƣớc ngoài. Các nhãn hiệu trong nƣớc do không làm đƣợc thƣơng hiệu nên chỉ tập trung chủ yếu ở phân khúc thấp, còn phân khúc cao cấp nhƣờng lại cho các nhãn hiệu nƣớc ngoài. Các nhãn hiệu trong nƣớc tập trung vào các sản phẩm chăm sóc da, nƣớc hoa, còn các sản phẩm trang điểm hầu nhƣ chỉ là cuộc chơi của các nhãn hiệu nƣớc ngoài. Ngay cả các sản phẩm chăm sóc da, các nhãn hiệu nƣớc ngoài cũng chiếm lĩnh phân khúc cao cấp – phân khúc mang lại nhiều lợi nhuận.

1.1 Xu hướng sử dụng mỹ phẩm hiện nay.

Hiện tại trƣớc tình hình thực phẩm ở nƣớc ta không an toàn, môi trƣờng đang bị ô nhiễm khá nặng đã ảnh hƣởng đến sức khỏe, sắc đẹp của con ngƣời. Do đó có thể thấy xu hƣớng chọn mỹ phẩm của ngƣời Việt Nam hƣớng đến các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên vừa có thể chăm sóc da, hạn chế hóa chất, và mùi hƣơng từ thiên nhiên tạo cảm giác thoải mái.

Ngoài ra việc thoa kem sẽ làm bít lỗ chân lông do đó làm da không thoát mồ hôi dễ làm to lỗ chân lông và da bị sần sùi. Vì vậy xu hƣớng thị trƣờng sẽ chuộng các sản phẩm ở dạng tinh dầu, dầu dƣỡng, nƣớc chƣng cất, …hơn các sản phẩm ở dạng kem.

Nƣớc ta là nƣớc nhiệt đới chỉ có hai mùa mƣa và nắng. Đến mùa nắng thì da rất dễ bị khô, sinh nhờn và mụn. Vì thế, các loại sản phẩm làm sạch, dƣỡng da chống nhờn và chống nắng chính là dòng mỹ phẩm bán chạy nhất trong mùa này.

1.2 Thị trường mỹ phẩm nói chung.

Thị trƣờng mỹ phẩm hiện nay ở nƣớc ta vô cùng sôi động do cuộc sống không ngừng cải thiện và mọi ngƣời chăm sóc vẻ ngoài của mình nhiều hơn. Thị trƣờng mỹ phẩm vô cùng phong phú, có nhiều nhãn hiệu từ cao cấp đến trung bình tùy theo thu nhập của ngƣời tiêu dùng.

Dòng sản phẩm cao cấp có Lancôme, L’ovité, Shiseido, Estee Lauder, Ohui,… ở dòng thấp hơn có các nhãn hiệu L’Oreal, E’Zup, … ở dòng thị trƣờng đại chúng có các nhãn hiệu Pond’s, Olay, Essance, …

Ở mỗi phân khúc sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa những nhãn hiệu để giành thị phần cao hơn trong thị trƣờng đầy tiềm năng này.

Ngoài những nhãn hiệu nổi tiếng thì có một khối lƣợng lớn mỹ phẩm nhái các nhãn hiệu nổi tiếng thì giá có “mềm” hơn nhƣng chất lƣợng rất thấp, gây

hiểu lầm cho ngƣời tiêu dùng. Những mỹ phẩm này không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và gây nguy hiểm cho ngừơi tiêu dùng.

1.3 Thị trường mỹ phẩm cao cấp.

Có thể nói thị trƣờng mỹ phẩm cao cấp là sự cạnh tranh gay gắt của những nhãn hiệu hàng đầu thế giới. Đây là thị trƣờng hẹp nhƣng doanh thu tƣơng đối cao, số lƣợng mỹ phẩm bán ra không nhiều nhƣng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm là rất lớn. Vì vậy từ đầu năm 2000 đến nay đã có sự xâm nhập ồ ạt của các nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới vào Việt Nam hòng chiếm thị phần cao trong phân khúc này.

Năm 2004 Shiseido – một nhãn hiệu nổi tiếng vào Việt Nam. Đến năm 2005 thì Estée Lauder cũng tham gia vào thị trƣờng. Đến năm 2006 thì Lacôme, L’ovité cũng gia nhập vào phân khúc cao cấp này.

Đến nay, trong dòng sản phẩm cao cấp có các nhãn hiệu: Estee Lauder, Lancôme, Ohui, Shiseido, L’Ocitane, Clarins, Demarlogica, Clinique, …

Khi các sản phẩm của các nhãn hiệu trên có chất lƣợng không chênh lệch nhau lắm thì các nhãn hiệu đua nhau tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng bằng các dịch vụ kèm theo, và cuốn vào cuộc chiến khuyến mãi nhằm giữ và tăng thị phần.

Tuy nhiên, nhu cầu làm đẹp tăng cao thì việc bỏ ra từ 5 – 7 triệu để sở hữu một bộ mỹ phẩm cao cấp là chuyện thừơng do đó tuy cạnh tranh rất khốc liệt nhƣng phân khúc này vẫn có thể phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chương trình xúc tiến nâng cao năng lực cạnh tranh của nhãn hàng L'ovite (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)