Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu 595 Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 36)

2.1.3.1. Địa hình

Cà Mau là vùng cĩ địa hình thấp và khá bằng phẳng, độ cao trung bình chỉ từ 0,5 đến 1,5 so với mặt biển. Nhìn chung diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đĩ vùng đất cĩ diện tích khá lớn thường xuyên bị ngập nước.

Tồn tỉnh cĩ 254km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước. Trong đĩ cĩ 107km bờ biển Đơng và 147km bờ biển Tây (vịnh Thái Lan). Vùng biển Cà Mau cĩ một số cụm đảo gần bờ như cụm đảo Hịn Khoai, cụm đảo Hịn Chuối và đảo Đá Bạc… cĩ vị trí chiến lược quan trọng. Các đảo này khơng những cĩ vai trị cầu nối để khai thác kinh tế biển mà cịn là tiềm năng vơ giá trong khai thác và phát triển DLST cho Cà Mau.

2.1.3.2. Khí hậu

Cà Mau cĩ khí hậu nhiệt đới giĩ mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,50C, ở mức trung bình so với tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Biên độ dao động nhiệt năm khoảng hơn 20C.

Cà Mau cĩ khí hậu phân thành hai mùa mưa, khơ rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khơ kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và tập trung chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh cĩ khoảng 165 ngày mưa/năm. Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng cĩ giơng hoặc lốc xốy.

Qua đĩ cĩ thể thấy Cà Mau cĩ một nền khí hậu ổn định rất thuận lợi trong quá trình khai thác du lịch. Tuy nhiên, sự phân hĩa mùa đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động du lịch, đặc biệt các khu DLST vào mùa mưa.

2.1.3.3. Sinh vật

Với diện tích 71.000km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng hơn 100.000 ha rừng nơi cĩ đa dạng sinh học cao.

Rừng Cà Mau chủ yếu là loại rừng ngập mặn ven biển cĩ ý nghĩa quan trọng đặc biệt ở nước ta hiện nay. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau cịn cĩ một diện tích lớn (khoảng 35ha) rừng tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phận các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau cĩ năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các lồi rừng tự nhiên, khơng chỉ cĩ giá trị cao về kinh tế , phịng hộ, bảo vệ mơi trường mà cịn là tiềm năng vơ giá đặc trưng để phát triển DLST cho vùng đất Cà Mau.

Một phần của tài liệu 595 Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)