GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ SỎ GIAO DỊCH I– NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 40 - 44)

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SGD I –NHCTVN NHCTVN

Tiền thân của sở giao dịch 1 Ngân hàng Công Thương Việt nam là trung tâm giao dịch Hà nội, từ năm 1988 đến tháng 4/1993 Sở có tên là NHCT Hà nội sau đó đổi tên là Hội sở chính NHCT Việt nam, đồng thời với việc đổi tiền ấy là ngân hàng sát nhập với Trụ sở chính ở 108 Trần Hưng Đạo ( Trên đó có nhiệm vụ quản lý vĩ mô) còn ở Sở thì chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

Từ tháng 1/ 1999 Hội sở chính tách khỏi trụ sở chính mang tên sở giao dịch 1 ngân hàng công thương việt nam.

Hiện giờ, Ngân hàng công thương Việt nam có 2 Sở chính: 1 sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1 sở ở Hà nội và có hơn 100 chi nhánh hầu như ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ngân hàng công thương Việt nam chưa có chi nhánh ở nước ngoài mà chỉ có chi nhánh liên doanh liên doanh thiên về hành chính sự nghiệp.

Sở giao dịch 1 ngân hàng công thương việt nam là một chi nhánh có nhiều lợi thế, trong nhiều năm liền sở huy động được một khối lượng vốn lớn nhất đồng thời dư nợ cũng là lớn nhất trong toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, Sở luôn là đầu mối để triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới của Ngân hàng Công thương Việt nam.

1.1.Nghĩa vụ và quyền hạn của sở giao dịch 1 ngân hàng công thương việt nam

• Nghĩa vụ của sở.

Là một NHTM nên sở có 3 nghĩa vụ cơ bản sau:

hàng công thương Việt nam.

- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

-Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng công thương Việt nam.

• Quyền hạn của sở.

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.

Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối các tổ chức kinh tế và các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng công thương Việt nam.

Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt nam.

Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế như : thanh toán nhờ thu, tháng toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng công thương Việt nam

Thực hiện các dịch vụ nhân hành như: Thanh toán, chuyển tiền trong nước, ngoài nước chi trả kiểu hối, thanh toán séc ...

Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ , bảo khoản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời.

Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

Theo dõi kiểm tra kho ấn chỉ (giấy tờ quan trọng) của Ngân hàng công thương Việt nam đảm nhận xuất ấn chỉ quan trọng cho các Chi nhánh Ngân hàng công thương phía bắc.

Thực hiện một số nghiệp vụ khác do ngân hàng công thương giao.

Ban Lãnh đạo có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc, từ năm 1998 trở về trước Phó Tổng giám đốc hội sở chính kiêm Giám đốc sở.

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch 1 ngân hàng công thương việt nam có 9 phòng nghiệp vụ và 1 tổ nghiệp vụ bảo hiểm mới được thành lập năm 2002.

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của SGDI-NHCTVN trong 3 năm gần đây năm gần đây

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của SGDI-NHCTVN nhìn chung là tốt, điều này được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng1: Doanh thu của SGDI-NHCTVN 2000-2002.

Đơn vị :Tỷ đồng Thu Năm Lãi điều hoà Lãi cho vay Lãi khác Tổng Tốc độ tăng 2000 265,339 117,291 22,505 405,195 32,5% 2001 409,966 100,498 62,502 527,996 41,4% 2002 455,165 120,478 52,664 629,307 9,83%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDI-NHCTVN)

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc KD KT TC KD ĐN TC CB KT KT NQ Điện toán HC QT Tổ BH Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc NV Tổng hợp

Bảng2: Tổng chi của SGDI-NHCTVN 2000-2002. Đơn vị :Tỷ đồng Tổng chi Năm Chi trả lãi trước

Chi khác Tổng chi Tốc độ tăng

2000 260,581 19,929 280,510 60,34%

2001 434,595 23,663 458,258 63,37%

2002 342,790 55,64 488,430 6,58%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDI-NHCTVN)

Bảng 3: Lợi nhuận của SGDI-NHCTVN 2000-2002.

Đơn vị :Tỷ đồng

Tổng lợi nhuận Năm

LN hạch toán nội bộ

Tăng Vượt kế hoạch

được giao

2000 24,685 3% 18,09%

2001 114,708 -8% -4,2%

2002 140,877 22,8% 17,3%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDI-NHCTVN).

Qua các bảng trên ta thấy hầu như các chỉ tiêu đều tăng (riêng lợi nhuận năm 2001 giảm so với năm 2002). Để đạt được kết quả kinh doanh trên SGDI- NHCTVN đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh bằng nhiều hình thức và biện pháp với chỉ tiêu lợi nhuận NHCTVN giao ở mức cao nhất so với các chi nhánh khác, trong khi lãi suất cho vay giảm, chênh lệch đầu vào và đầu ra nhỏ, sự cạnh tranh giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt. Song với ý chí quyết tâm của ban giám đốc và tập thể CBCNV, SGDI-NHCTVN luôn là một đơn vị có mức lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống NHCTVN. Ngoài ra SGDI-NHCTVN luôn chú trọng công tác chỉ đạo điều hành, triển khai kịp thời các cơ chế mới của NHNN và NHCTVN, đưa ra nhiều giải pháp tích cực trong các nghiệp vụ, phát động nhiều phong trào thi đua, chú trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng cùng tháo gỡ khó khăn, áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán, thực hiện linh hoạt các chính sách khách hàng như ưu đãi về lãi suất, thanh toán, phí dịch vụ,

nâng cao hệ số sử dụng vốn sinh lời, lựa chọn các dự án tốt, có tính khả thi để mở rộng đầu tư và cho vay đúng hướng, đảm bảo an toàn hiệu quả. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, quản lý nợ vay được chú trọng, nhờ vậy tín dụng được mở rộng song vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng. Chính vì lẽ đó, nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận đều tăng song nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại SGD I-NHCTVN (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w