Kiến nghị về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 75 - 85)

II. GIẢI PHÁP XỦ LÝ NỢ QUÁ HẠN

1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.1. Kiến nghị về cơ chế chính sách

Trong thời gian qua ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiêm, việc làm này không phải đơn giản mà thường xuyên phát sinh mâu thuẫn mới cần khắc phục. Đứng trên cấp độ nhằm xử lý nợ qúa hạn, tôi xin có ý kiến sau:

-Về việc phân loại tài sản Có và trích lập sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

Theo quy định về phân loại tài sản Có và trích lập sử dụng quỹ dự phòng xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước) tại Điều 6 khoản 2, số tiền trích dự phòng phụ thuộc vào tài sản Có và tỷ lệ dự phòng tương ứng của loại tái sản đó.

Trong nhóm của hoạt động tín dụng các khoản tín dụng được phân vào đây chỉ được dựa vào một tiêu thức duy nhất là chưa đến hạn thanh toán. Hơn nữa điều đáng nói ở đây là nhóm này có tỷ lệ trích dự phòng là 0% mà một khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán, thì tổn thất của khoản tín dụng này chưa xảy ra những không có nghĩa là không thể xảy ra. Chẳng hạn một khoản tín dụng dù chưa tới hạn song nếu tổ chức tín dụng xác định được rằng, người đi vay đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, đồng thời tổ chức tín dụng cũng không có biện pháp nào để thu hồi nợ thì cho dù khoản tín dụng này chưa tới

hạn thanh toán cũng có thể thấy được rằng nợ không bao giờ được thanh toán. Đó là chưa kể mặc dù chưa tới hạn thanh toán song đối với các khoản tín dụng khác nhau thì khả năng thanh toán của chúng khi đến hạn cũng khác nhau. Do vây, việc trích lập quỹ dự phòng cho tất cả các khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán với tỷ lệ giống nhau là 0% là quá cứng nhắc.

Trong nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 của hoạt động tín dụng việc phân lại cần có căn cứ vào nhiều tiêu thức hơn, gồm: có đảm bảo tín dụng hay không và thời gian nợ qúa hạn. Cho dù đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng tổn thất của các khoán tín dụng, nhưng nếu chỉ căn cứ vào tiêu thức này để phân lại các tài sản có của hoạt động tín dụng thì chưa thuyết phục. Chúng ta chưa đủ cơ sở để nói rằng các khoản tín dụng thuộc nhóm 2 ít tốn thất hơn các khoản tín dụng thuộc nhóm 3, nhóm 4. Hơn nữa các khoản tín dụng của từng nhóm cũng không có gì đảm bảo là có cùng khả năng tổn thất. Vì thế, khó có thể xác định được một cách cứng nhắc rằng trong mọi trường hợp dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng thuộc nhóm 2 là 20%, nhóm 3 là 50% và nhóm 4 là 100%.

Mặt khác căn cứ để trích lập quỹ là các món nợ qúa hạn đã phát sinh kỳ trước được phân loại theo thời gian. Việc dựa trên cơ sở thực trạng nợ qúa hạn năm trước đề phòng ngừa rủi ro, vì diễn biến tình hình nợ qúa hạn năm nay có thể khác đi. Hơn nữa, theo Điều 3 của Quy định, trong vòng 25 ngày đầu tiên của mỗi năm tổ chức tín dụng thực hiện phân loại tài sản Có và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Như vậy thì chỉ có giá trị các tài sản Có đã được ngân hàng thực hiện và tồn tại trên sổ sách kế toán của các tổ chức tín dụng trong vòng 25 ngày đầu tiên thực hiện của mỗi năm mới được trích lập quỹ dự phòng. Vì vậy mà đối với các tổ chức tín dụng, cơ cấu và các khoản mục trên tài sản Có có thể ổn định một cách tương đối trong suốt cả năm, nhưng cũng có nhiều tổ chức tín dụng khác lại có cơ cấu cũng như giá trị các khoản mục trên tài sản Có bị biến động liên tục theo chu kỳ kinh tế, tính thời vụ…trong năm. Do vây, việc phân loại và trích lập dự phòng ở đầu năm để xử lý rủi ro cho cả năm là hơi cứng nhắc nên chăng nên tiến hành định kỳ thường xuyên trong năm.

là các trường hợp các tổ chức tín dụng bị tổn thất do rủi ro bất khả kháng, khách quan mà thôi. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, ruor chủ quan do khách hàng cố tình không trả nợ do biến cố khách quan, bất khả kháng. Do vậy, nên chăng khi khách hàng cố tình không thực hiện nghĩa vụ của họ một cách chủ quan thì tổ chức tín dụng được sử dụng, cũng có quyền sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

-Về thời gian gia hạn nợ vay:

Việc gia hạn nợ vay thuộc thẩm quyền của ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 4 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng về thời gian gia hạn nợ. Việc quy định này là quá cứng nhắc không tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý môi trường hoặc phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự quy định linh hoạt trong chính sách như trường hợp khách hàng bị thua lộ trong hai, ba năm do các nguyên nhân bất khả kháng.

-Về thời hiểu khởi kiện :

Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động ngân hàng là qúa ngắn hạn, vì các khoản nợ vay của khách hàng khi đáo hạn mà chưa chả cho ngân hàng, ngân hàng thường phải thương lượng với các khách hàng để tìm ra giải pháp tốt nhất để thu nợ tránh phải đưa ra kiện tung tranh chấp trước toà án, do đó đã mất một khoảng thời gian dài. Nếu khách hàng biết được quy định này cố tinỳh không xác nhận nợ trong thời hạn 6 tháng, thì ngân hàng không thể khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện nên quyền lợi chính đáng của ngân hàng không được bảo vệ. Do vậy, thiết nghĩ nên kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp có liên quan dến hoạt động ngân hàng.

1.2.Kiến nghị về xử lý nợ quá hạn

-Ngân hàng Nhà nước cần tập trung nghiên cứu kinh nghiệm thực tế , theo dõi, đánh giá và tham khảo các giải pháp xử lý nợ quá hạn khó đòi của các nước trên thế giới và khu vực, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học …,từ đó xây dựng và ban hành giải pháp, cơ chế xử lý nợ quá hạn chung cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

kỳ hạn nợ, thu gốc trước lãi sau, miễn giảm lãi quá hạn, xử lý tài sản chưa đủ thủ tục hoặc có liên quan đến vụ án…

-Đề xuất Chính phủ chỉ đạo các ngành: Bộ tư pháp , Bộ công án, Toà án nhân dân tối cao, Tổng cục địa chính …thực hiện mối liên hệ chẵt chẽ, triển khai thống nhất và đồng bộ cấc vấn đề liên quan đến xử lý nợ qúa hạn của hệ thống ngân hàng thương mại.

-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản, từ đó giúp các ngân hàng thương mại giải toả có hiệu quả các khoản nợ qúa hạn khê đọng, các tài sản đảm bảo khó phát mại hoặc chưa xử lý được ngay, từ đó làm lành mạnh hoá chất lượng tín dụng, giải phóng nguồn vốn kinh doanh bị tồn đọng để tiếp tục đưa vào hoạt đông kinh doanh. Các công ty trên có thể trực thuộc ngân hàng nhà nước, được Nhà nước cấp vốn hoạt động, có quy chế và điều lệ hoạt động rõ ràng. Từng công ty phải xây dựng được mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, từ đó có thể hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả.

Đồng thời ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cần chủ động phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo lập chương trình kế hoạch và đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo một cách toàn diên cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng như: Trang bị phương tiện làm việc, quy định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí…Thực hiện tốt những biện pháp trên, ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tín dụng.

2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Để tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, giúp các ngân hàng thương mại mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Nhà nước:

-Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung hoạt động

tín dụng ngân hàng nói riêng.

Một trong các nguyên nhân gây khó khăn cho san xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến khó khăn trong trả nợ vay ngân hàng là môi trường kinh tế không ốn định, các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thay đổi đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng, điều chỉnh hoạt động, không theo kịp sự thay đổi cơ chế chính sách dẫn tới kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hoá, mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ qúa hạn.

Vì vậy Nhà nước cần có biện pháp, chính sách tạo ra môi trường ốn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng thương mại. Trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách cần có những bước đệm hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách, biện pháp bảo vệ sản xuất kinh doanh trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, quản lý ngoại hối, ngăn chặn hàng nhập lậu…, bảo đảm tác dụng tích cực của hệ thống cơ chế chính sách.

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cũng cần có các chính sách nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến nông, khuyến ngư…

-Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại. Đây là một nhân tố rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng. Hệ thống luật pháp quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật đảm bảo đầy đủ, đồng bộ hợp lý sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, giúp cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh, từ đó hạn chế được rủi ro và nợ qúa hạn của các ngân hàng thương mại.

Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, cùng với các bộ luật khác đã được ban hành tạo ra hành lang pháp lý hết sức quan trọng. Tuy nhiên Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh

chóng, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc, không hình sự hoá, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các ngân hàng thương mại…

-Kiên quyết đạ các ngân hàng thương mại vào đúng vị trí, chức năng của nó. Các ngân hàng thương mại phải thật sự được tự chủ về hoạt đông kinh doanh và tài chính, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Nhà nước cần có biện pháp xử lý kiên quyết các hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tín dụng cuat ngân hàng thương mại, tạo ra sức ép phi kinh tế và không chính thức cho các ngân hàng thương mại.

Đồng thời, cần bổ sung tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhằm tăng tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh và sức đề khảng của hệ thống ngân hàng trước những biến động của thị trường.

-Nhà nước cần sớm xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát từ phía Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của từng ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng phải đi đầu trong việc công khai hoá tài chính và có chế độ báo cáo định kỳ hàng năm, tuyệt đối không để tình trạng không rõ ràng, vừa làm giảm lòng tin vừa gây khó khăn cho việc quản lý, củng cố, lành mạnh hoá quan hệ hoạt động. Ngoài ra, Chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy cơ có thể xảy ra và xây dựng, hoàn thiện hệ thống các giải pháp giải quyết, tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

-Sớm thành lập và đưa ngân hàng chính sách đi vào hoạt động:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ở nước ta hiện nay có rất nhiều hoạt động, chương trình tín dụng, chính sách: tín dụng ưu đãi hộ nghèo, tín dụng ưu đãi cho đầu tư phát triển theo kế hoạch nhà nước, tín dụng ưu đãi cho vùng núi cao, hải đạo, các vùng bị thiên tai, tín dụng cho các chương trình kinh tế: đánh cá xa bờ, trồng rừng, tạo công ăn việc lam, tôn nền làm sàn nhà trên cọc… Các hoạt động tín dụng này rất đa dạng, khác biệt nhau, đan xen nhau, do nhiều tổ chức thực hiện: Các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển… Chính vì vậy, việc quản lí các chương trình này

gặp nhiều khó khăn, gây nhiều ảnh hưởng thiếu tích cực và kém hiệu quả. Các ngân hàng thương mại tham gia thực hiện tín dụng chính sách gặp rất nhiều khó khăn: quá tải trong hoạt động, khó quản lý khách hàng, tăng chi phí, bảng cân đối thiếu lành mạnh…Để quả lý thực hiện thống nhất các chương trình tín dụng chính sách, Nhà nước cần sớm thành lập ngân hàng chính sách theo luật các tổ chức tín dụng mà nòng cốt là ngân hàng phục vụ người nghèo. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại tập trung vào hoạt động kinh doanh, quản lý tốt hoạt động tín dụng, từ đó mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế được nợ qúa hạn.

-Có chính sách hỗ trợ toàn diện cho ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng hàng đầu ở nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông nghịêp, nông thôn. So với các ngân hàng khác, ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì địa bàn hoạt động rộng và khó khăn, lĩnh vực hoạt động chịu nhiều rủi ro khách quan, chi phí hoạt động cao, thực hiện nhiều chương trình tín dụng, chính sách… Trong khi đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước còn rất hạn chế. Do đó, ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều đó tất yếu cũng có tác động đến hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.

Để giúp ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có đủ thế và lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phục vụ phát triển nông nghịêp nông thôn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp rủi ro, ổn định đời sống cán bộ…, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ toàn diện về nguồn vốn kinh doanh, trang bị hoạt động, tăng đơn giá tiền lương, cấp bù cho các chương trình tín dụng chính sách, xử lý rủi ro, hỗ trợ kinh phí, có chính sách cán bộ phù hợp…

-Dành vốn ngân sách để xử lý các khoản nợ khó đòi cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đây là biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w