MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 63 - 66)

LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA SỞ GIAO DỊCH

1. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh

* Mục tiêu ,nhiệm vụ kinh doanh :

Phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoach kinh doanh năm 2003:

-Nguồn vốn đạt 3874 tỷ đồng , tăng trưởng 19% so với 31/12/2002 .

-Dư nợ đạt 1330 tỷ đồng , tăng trưởng 47% so với 31/12/2002 . Trong đó : tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 23% trong tổng dư nợ .

-Tỷ lệ nợ qúa hạn dưới 1% tổng dư nợ .

-Kết quả tài chính: đảm bảo kinh doanh có lãi , chênh lệch quỹ thu nhập đạt 150 tỷ đồng (bằng 15% so với năm 2002). Đảm bảo quỹ tiền lương theo quy đinh.

-Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào: 0,3% /tháng . -Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 25% * Biện pháp thực hiện:

-Chủ động tham mưu kịp thời với Trụ sở chính trong các nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc, hoạt động trên thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, dự trữ ngoại tệ hợp lý trong giới hạn trạng thái ngoại tệ cho phép để sẵn sàng thực hiện nghiệp vụ Swap khi có yêu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc và vốn thanh toán của toàn hệ thống .

-Tiếp tục thực hiện tốt đề án kinh doanh năm 2002 – 2005 trên địa bàn Hà nội và các giải pháp thực hiện , đặc biệt là giải pháp về đào tạo cán bộ và giải pháp về công nghệ tin học .

-Các biện pháp huy động vốn :

trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo khả năng cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh. Tăng cường hiệu quả công tác quảng cáo , thông tin tiếp thị. Tiếp tục thực hiện tốt đề án huy động tiết kiệm ngoại tệ (USD) trung dài hạn , đề án huy động tiết kiệm đồng EUR…

+ Đối với tiền gửi của các tổ chức : thực hiện tốt cơ chế ưu đãi khách hàng , củng cố và phát triển tốt quan hệ với các đơn vị có tiền gửi lớn như : Kho bạc Nhà nước , Quỹ hỗ trợ phát triển , Bảo hiểm tiền gửi … để duy trì và thu hút thêm các nguồn tiền gửi .

+ Chủ động tiếp cận các Ban quản lý dự án đang triển khai , ngân hàng Nhà nước VIệt nam , các ban tại Trụ sở chính để được chỉ định làm ngân hàng phục vụ các dự án vay vốn ODA.

+ Tích cực mở rộng , đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tăng cường áp dụng công nghệ tin học vào công tác thanh toán để thu hút khách hàng , thu hút các nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi.

-Các biện pháp mở rộng tín dụng:

+Tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành bằng các quy trinh, quy chế nghiệp vu. Bám sát chỉ tiêu định hướng của ngân hàng nông nghiệp Việt nam đã đề ra để chỉ đạo thực hiện , tăng cường mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng .

+ Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống và mở rộng số lượng khách hàng vay vốn bằng những biện pháp cụ thể : chủ động tiếp cận các Tổng công ty và đơn vị thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định , hiệu quả để thiết lập quan hệ tín dụng. Bám sát các đơn vị đang có quan hệ tín dụng để chủ động nắm bắt nhu cầu vốn, đầu tư cho vay đảm bảo an toàn , hiệu quả .

+ Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trụ sở chính để tiếp tục tiếp cận các dự án lớn .

+ Tiếp tục mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng để xử lý các món nợ vay nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chấp hành đúng , đầy đủ quy trình nghiệp vụ .

+ Tăng cường cho vay các doanh nghiệp dân doanh , doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả , các đối tượng vay nhu cầu đời sống.

-Nghiên cứu mở rộng các dịch vụ tiện ích ngân hàng mới như mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM , dịch vụ ngân quỹ , nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ …

-Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện tồn tại thiếu sót để khắc phục kịp thời. Tiếp tục thực hiện chấn chỉnh sửa sai sau thanh tra theo những kiến nghị của thanh tra ngân hàng Nhà nước đã nêu .

Tiếp tục xử lý nợ qúa hạn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông , xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm điện. Đồng thời tích cực đôn đốc thu hồi nợ của công ty 89 , công ty thiết bị điện tử giao thông vận tải , công ty nguyên liệu vật tư thiết bị, doanh nghiệp Đức Phương …

-Tiếp tục nghiên cứu , hoàn thiện những cơ chế quy định về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, từng bước mở rộng hoạt động có hiệu quả về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đầu cơ , nghiệp vụ kinh doanh vốn trên thị trương mở , thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ quản lý tài sản Có …

2. Định hướng xử lý nợ qúa hạn của Sở giao dịch

Trong năm vừa qua , Sở giao dịch đã có những thành công trong công tác ngăn ngừa và hạn chế nợ qúa hạn. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện công tác ngăn ngừa và hạn chế nợ qúa hạn , Sở giao dịch còn phải có những biện pháp tích cực hơn để xử lý các khoản nợ qúa hạn. Do vậy, Sở giao dịch đã xây dựng định hướng xử lý nợ qúa hạn trong những năm tới như sau:

-Thực hiện phân công cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách các doanh nghiệp có nợ qúa hạn (kể cả nợ qúa hạn đã được xử lý rủi ro ), thường xuyên bám sát, đưa ra các biện pháp kiên quyết khai thác các nguồn thu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ qúa hạn tồn đọng.

-Hạn chế xử lý nợ qúa hạn bằng biện pháp khoanh nợ và quỹ dự phòng rủi ro. Bởi khi xử lý nợ qúa hạn bằng hai biện pháp này, Sở giao dịch chưa thu hồi

vốn ngay được, vốn bị tồn đọng trong các khoản nợ làm giảm khả năng thanh toán , giảm hiệu quả sử dụng vốn của Sở giao dịch .

-Khuyến khích khách hàng tự bán tài sản thế chấp của mình để thanh toán nợ vay , tránh trường hợp phải khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ.

-Đa dạng hoá các biện pháp xử lý nợ qúa hạn : bên cạnh các biện pháp đang áp dụng, Sở giao dịch bước đầu thử nghiệm áp dụng các biện pháp mới mà trong một số trường hợp tạo ra có hiệu quả trong việc xử lý nợ qúa hạn như sau:

+Biện pháp “nuôi nợ” : đó là việc Sở giao dịch tiếp thêm vốn để khách hàng “vượt cạn” trong những giai đoạn khó khăn để giải quyết tài chính tạm thời . Trong những trường hợp như thế nay, việc Sở giao dịch giám tiếp tục tài trợ thêm cho khách hàng đã giúp khách hàng của mình vượt qua cơn “bĩ cưc” sẽ góp phần làm lành mạnh hoá khoản nợ .

+Xử lý nợ qúa hạn bằng đồng tài trợ:

Có một số khoản nợ qúa hạn mà khả năng của Sở giao dịch không đủ hoặc không hiệu quả để giải quyêt, mà cần có sự phối hợp giữa Sở giao dịch và các ngân hàng theo dạng đồng tài trợ để xử lý nợ qúa hạn. Việc Sở giao dịch tham gia đồng tài trợ hay hợp vốn để xử lý nợ qúa hạn tạo ra thế mạnh như: mỗi ngân hàng có hệ thống khách hàng quen thuộc , có lĩnh vực am hiểu tường tận hoặc nói cách khác, có thế mạnh riêng. Do vậy, việc đồng tài trợ sẽ tập trung và bổ sung thế mạnh , hạn chế mặt yếu, tạo sự kiểm soát đồng bộ về khách hàng, bổ sung vốn, bổ sung nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau nghiệp vụ .

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w