I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
2. Tình hình nợ quá hạn ở Sở giao dịch
2.2. Tổng hợp chung thực trạng nợ qúa hạn của Sở giao dịch (quy về VSD):
VSD):
Bảng 8: Tình hình chung về nợ qúa hạn . Đơn vị :Tỷ đồng.
Các đơn vị kinh tế Đến ngày
31/12/2000 Đến ngày 31/12/2001 Đến ngày 31/12/2002 Tổng số Quá hạn Tổng số Quá hạn Tổng số Quá hạn
I. Doanh số cho vay ngắn hạn
368,673 467,459 607,254
II. Dư nợ cho vay ngắn hạn 126,972 6,845 79,930 8,11 190,09 0,002
Tỷ lệ nợ quá hạn 5,39% 10,15% 0,001%
1.Doanh nghiệp Nhà Nước 125,717 6,845 77,004 8,110 182,483 0,002
2. Công ty TNHH cổ phần - - - - 0,131 -
3. Doanh nghiệp tư nhân - - - -
4. Cho vay tiêu dùng - - - - 2,260 -
5. Cho vay cầm cố 1,255 - 2,926 - 5,216 -
III Doanh số cho vay trung dài hạn
17,985 362,671 406,529
IV. Dư nợ cho vay trung dài hạn
109,104 1,717 373,854 0,577 671,525 5,727
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,57% 0,15% 0,85%
1. Doanh nghiệp Nhà nước 108,814 1,427 186,535 0,577 543,755 5,727
2. Công ty TNHH, cổ phần 0,29 0,29 187,319 - 127,012 -
3. Doanh nghiệp tư nhân - - - - -
4. Cho vay tiêu dùng - - - - 0,758 -
5. Cho vay tiêu cầm cố - - - -
V. Tổng doanh số cho vay 404,658 830,13 1013,783
Tỷ lệ nợ qúa hạn 3,62% 1,91% 0,66% Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Nếu tính nợ qúa hạn quy về VSD thì nợ qúa hạn đến ngày 31/12/2221 là 8,687 tỷ dồn , tăng 0,125 tỷ đồng. Tuy xét về số tuyết dối thì nợ qúa hạn năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 , nhưng tỷ lệ nợ qúa hạn năm 2001 tăng hơn so với năm 2000, nhưng tỷ lệ nợ qúa hạn năm 2001 lại giảm hơn (giảm 1,72%). Năm 2001 , trong khi nợ qúa hạn ngắn hạn tăng cả số tương dối và tuyệt dối so với năm 2000, thì nợ qúa hạn trung , dài hạn lại giảm cả số tương đối lẫn số tuyết dối.
Năm 2002 , nhìn chung nợ qúa hạn giảm só với năm 2001(giảm 2,958 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ qúa hạn của năm này là 0,66% ; giảm 1,25% so với năm 2001. Trong khi tổng nợ qúa hạn thay đổi từ từ , thì cả nợ qúa hạn ngắn hạn và nợ qúa hạn trung ,dài hạn đều có sự thay đổi đột biến .Nợ quá hạn từ 8,11 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 0,002 tỷ đồng , tỷ lệ nợ qúa hạn là 0,001% .Còn nợ qúa hạn trung dài hạn , lại tăn lên cả số tuyệt đối lẫn số tương đối . Nợ quá hạn trung , dài hạn từ 0,577 tỷ đồng tăn lên 5,727 tỷ đồng (tăng gấp 9,9 lần). Tỷ lệ nợ qúa hạn trung m dàih hạn từ 0,15% tăn lên 0,85%.
Như vậy, xét về tổng thể, nợ có hạn đang có xu hướng giảm xuống cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy là do sở dao dịch đã có những biện pháp tích cực để ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn.
Những biện pháp hạn chế nợ quá hạn đã và đang thực hiện tại sở dao dịch là:
-Hàng năm tổ chức tổng kết hoạt động tín dụng, rút ra những vấn đề cần chấn chỉnh và xây dựng định hướng, mục tiêu và giải pháp năm tiếp theo cho hoạt động kinh doanh tín dụng.
-Tăng cường lực lượng cho đội ngũ các bộ tín dụng kết hợp với đào tạo, tập huán về nghiệp vụ, kỹ thuật thẩm định dự án, kiến thức pháp luật. Các hình thức đào tạo chủ yếu là qua các trường (đào tạo tại chức ) và tập huấn ngắn ngày.
Đồng thời, từng bước nghiên cứu bố trí, sắp xếp lãi đội ngũ cán bộ tín dụng, loại những cán bộ yếu kém, có vi phạm ra khỏi quy trình tín dụng, kết hợp với chính sánh khoán và khuyến khích vật chất khác.
-Thực hiện nghiêm về quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, quyền phán quyết tín dụng, hoạt động của hội đồng tín dụng các cấp, quy trình giải ngân đến người vay, việc kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp ( đánh giá tài sản phải thông qua hội đồng tín dụng ).
-Từng bước thực hiện phân loại và chọn lọc khách hàng nhằm thu hút thêm khách hàng tốt, hạn chế cho vay các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đối với các ngân hàng cơ sở. Các hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra chéo giữa các chi nhánh.
-Chấn chỉnh hệ thống thông tin báo cáo để phục vụ tốt công tác điều hành. Đã áp dụng tin học vào theo dõi và quản lý tín dụng. Ngoài việc lập hồ sơ theo dõi của bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm sao kê, cung cấp danh sách nợ đến hạn hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc, thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.
Tăng cường chỉ đạo cán bộ tín dụng đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hạn chế khả năng phát sinh nợ quá hạn.
Bên cạnh các biện pháp hạn chế nợ quá hạn, để đạt được kết quả như trên, sở dao dịch cũng đã đưa ra nhiều biện pháp sử lý nợ quá hạn như: Gia hạn nợ, khai thác, thanh lý tài sản đảm bảo… Các biện pháp đó đã có tác dụng tốt, đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt và thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khoản nợ quá hạn chưa được sử lý một cách triệt để nhất. Thực tế đó, chính là tất yếu khách quan cho việc phải xây dựng và hoàn thiện hơn các giải pháp nhằm xử lý tốt các khoản nợ quá hạn.