Hoạt động chovay của Sở giao dịch

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 41 - 43)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

1. Hoạt động chovay của Sở giao dịch

Bảng 3: Tình hình cho vay thời kỳ 2000-2002 (quy về VNĐ) Đơn vị: Tỷ đồng

Stt Các đơn vị kinh tế Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

I Doanh số cho vay ngắn hạn 386 467,459 607,254

1 Doanh nghiệp Nhà nước 308 448,180 583,478

2 Công ty TNHH, Cổ phần - - 4,687

3 Doanh nghiệp tư nhân - - -

4 Cho vay tiêu dùng, cá nhân - - 2,260

5 Cho vay cầm cố 6 19,279 16,829

II Dư nợ cho vay ngắn hạn 126,972 79,930 190,090

1 Doanh nghiệp Nhà nước 125,717 77,004 182,483

2 Công ty TNHH, Cổ phần - - 0,131

3 Doanh nghiệp tư nhân - - -

4 Cho vay tiêu dùng, cá nhân - - 2,260

5 Cho vay cầm cố 1,255 2,926 5,216

III Doanh số cho vay trung dài hạn 18 362,671 406,529

1 Doanh nghiệp Nhà nước 18 102,932 356,626

2 Công ty TNHH, Cổ phần - 259,739 51,011

3 Doanh nghiệp tư nhân - - -

4 Cho vay tiêu dùng, cá nhân - - 0,892

5 Cho vay cầm cố - - -

IV Dư nợ cho vay trung dài hạn 109,104 373,854 671,525

1 Doanh nghiệp Nhà nước 108,814 186,535 543,755

2 Công ty TNHH, Cổ phần 0,290 187,319 127,012

3 Doanh nghiệp tư nhân - - -

4 Cho vay tiêu dùng, cá nhân - - 0,758

5 Cho vay cầm cố - - -

Tổng doanh số cho vay 404 830,13 1013,783

Tổng dư nợ 236,076 453,784 861,615

Nguồn: bảng cân đối kế toán

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tình hình cho vay của Sở giao dịch thời kỳ 2000-2002 như sau:

Doanh số cho vay tăng liên tục trong 3 năm. Cả doanh số cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn đều tăng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong các năm là: Năm 2002: 95,5%; Năm 2001: 56,31%; Năm 2002: 59,9%. Riêng doanh số cho vay trung, dài hạn có sự tăng đột biến ở năm 2001. Năm 2001 doanh số cho vay trung, dài hạn là 362,671 tỷ đồng, tăng gấp 20,15 lần so với năm 2000. doanh số cho vay trung, dài hạn có sự tăng đột biến đó là do năm 2001, Sở giao dịch đã cho vay 2 dự án là: Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn (67,338 tỷ đồng) và dự án phát troiển mỏ khí Lan Tây-Lan đỏ (35,487 tỷ đồng). Ngoài ra, do Sở giao dịch thực hiện chính sách khách hàng tốtđã thu hút những khách hàng là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đến vay vốn nhiều (259,739 tỷ đồng).

Do khách hàng chính của Sở giao dịch là các doanh nghiệp Nhà nước nên doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng doánh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 là 89,5%; năm 2001 là 66,4%; năm 2002 là 92,5%. Đa số công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhu cầu về vốn trung và dài hạn, nên doanh số cho vay trung và dài hạn các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần luôn cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Do thực hiện chinh sách thiết lập và mở rộng quan hệ tín dụng, năm 2002 Sở giao dịch đã tiến hành chovay tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay Sở giao dịch vẫ chưa cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn.

Doanh số cho vay liên tục tăng. Tỷ lệ tăng doanh số cho vay năm 2001 so với năm 2000 là 105,48%; năm 2002 so với năm 2001 là 12,12%. Doanh số cho vay tăng là một điều rất đáng khích lệ, vì nó chứng tỏ rằng Sở giao dịch đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của minh.

Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp không có sự biến động lớn. Dư nợ năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Tốc độ tăng dư nợ năm 2001 so với năm 2000 là 92,2%; năm 2002 sơ với năm 2001 là 89,9%. Dư nợ trung và dài hạn liên tục tăng. Tỷ lệ tăng dư nợ trung và dài hạn năm 2001 là 79,6%. Trong khi

đó, dư nợ ngắn hạn năm 2001 giảm đáng kể (giảm 37,05%), do trong năm đó, nhiều khoản nợ đến hạn phải thu. Doanh số thu nợ năm 2001(510,453 tỷ đồng) lớn hơn doanh số cho vay(467,459 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến năm 2002 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên, tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2002 so với năm 2001 là 137,8%. Năm 2000, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn(53,8%) lớn hơn tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Nhưng, năm 2001 và năm 2002, dư nợ trung và dài hạn năm 2001 là 82,4%; năm 2002 là 77,9%. Dư nợ cho vaycủa các doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ: 99,3%(năm 2000); 58,07%(năm 2001); 84,3%(năm 2002). Do Sở giao dịch chưa cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn nên liên tục trong 3 năm từ năm 2000-2002, dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân luôn bằng không. Dư nợ cho vay cầm cố trung , dài hạn cũng liên tục 3 năm bằng không. Trong khi đó, dư nợ cho vay cầm cố ngắn hạn liên tục tăng. Tốc độ cho vay cầm cố ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 là 133%; năm 2002 so với 2001 là 78,3%. Các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần chủ yếu vay vốn trung và dài hạn, do đó dư nợ cho vay trung và dài hạn của các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần luôn cao hơn rất nhiều so với dư nợ cho vay ngắn hạn. Như vậy, nhìn chung, do thực hiện tốt chính sách khách hàng mà trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của Sở giao dịch có sự tăng trưởng tốt cả về doanh số cho vay va dư nợ

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 41 - 43)