Những mặt còn tồn tại trong công tác xử lý nợ qúa hạn ở Sở giao dịch

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 58 - 59)

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

2.Những mặt còn tồn tại trong công tác xử lý nợ qúa hạn ở Sở giao dịch

cho bên vay có thêm thời gian để trả nợ, không bị lâm vao tình trạng phá sản.

Như vậy, Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp xử lý nợ qúa hạn có tác dụng tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc làm giảm thấp nợ qúa hạn. đây là những thành công mà Sở giao dịch cần tiếp tục phát huy.

2. Những mặt còn tồn tại trong công tác xử lý nợ qúa hạn ở Sở giao dịch dịch

Trong những năm qua, Sở giao dịch đã tập trung nhiều công sức để xử lý nh, nợ tồn đọng và đã thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó vẫn còn không ít vớng mác, tồn tại, nên ảnh hưởn rát nhiều đến hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.

-Kết quả thu hồi nợ qúa hạn còn thấp: Thu nợ qúa hạn năm 2000: 4,134 tỷ đồng; năm 2001: 5,047 tỷ đồng; năm 2002: 0,2 tỷ đồng. Tình hình tài chính những đơn vị có nợ qúa hạn rất khó khăn, không có nguồn trả nợ; tài sản đảm bảo tiền vay có nhiều tranh chấp, phát mại khó khăn.

-Trong năm 2001 phát sinh khoản nợ qúa hạn của xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm điện thoại 7,13 tỷ đồng (cho vay từ năm 1999), khó thu hồi nợ.

-Các khoản nợ qúa hạn được khoanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ qúa hạn trên bảng cân đối kế toán: năm 2000: 123,544 tỷ đồng; năm 2001: 128, 406 tỷ đồng; năm 2002: 7,1 tỷ đồng. Nợ qúa hạn đựoc khoanh lớn là một dấu hiệu không tốt, bởi vì biện pháp khoanh nợ đối với các khoản nợ khó đòi không có tác dụng làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, thực chất tài sản bị mất nhưng chưa được xử lý, điều này thực sự đe doạ thu nhập của Sở giao dịch nếu Chính phủ không tìm được nguồn bf đắp. Hơn nữa, việc khoanh nợ có thể ảnh hưởng tiêu cực, gây tâm lý ỷ lại, không chịu trả nợ của khách hàng (kể cả khách

hàng chưa có nợ qúa hạn). Ngoài ra, việc đôn đóc, xử lý của ngân hàng cũng sẽ bị hạn chế hơn kkhi khoản nợ đã được khoanh. Mặt khác, biện pháp khoanh nợ làm phát sinh chi phí trích rủi ro các khoản nợ khoanh, từ đó làm giảm thu nhập của Sở giao dịch.Như năm 2001, do chi phí trích rui ro các khoản nợ khoanh phát sinh đột xuất trong năm 001, nên kết quả chenh lệch thu chi nội bảng đạt kết ủa thấp so với kế hoạch được giao.

-Các khoản nợ qúa hạn xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro cũng không phải là nhỏ: năm 2001: 6,212 tỷ đồng; năm 2002: 0,08 tỷ đồng và 66,197 USD. Quỹ dự phòng rủi ro dùng để bù đắp các khoản nợ qúa hạn không có khả năng thu hồi, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, cũng giống như các khoản nợ qúa hạn được khoanh, các khoản nợ qúa hạn xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro Sở giao dịch chưa thể thu hồi ngay được. Do đó,các khoản nợ qúa hạn xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro càng lớn, thì phần vốn kinh doanh của Sở giao dịch tồn đọng trong các khoản nợ qúa hạn này càng lớn. Việc tồn đọng trong các khoản nợ qúa hạn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch .

-Năm 2002, Sở giao dịch đã phải nhờ đến pháp luật để thu hồi nợ: đó là việ khởi kiện 2 đơn vị là Công ty Phương Đông, Xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm điện thoại. Đây là biệ pháp mà ngân hàng không muốn áp dụng, vì nó quá khắc nghiệt với người vay, mặt khác các thủ tục pháp lý rắc rối, chi phí lớn và mất thời gian.

Ngư vậy, công tác xử lý nợ qúa hạn của Sở giao dịch đang gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó để những năm tới công tác xử lý nợ qúa hạn được thực hiện tốt hơn, Sở giao dịch cần phải tiến hành xây dựng và thực hiện các biện pháp xử lý nợ qúa hạn tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 58 - 59)