Xử lý, khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 71 - 73)

II. GIẢI PHÁP XỦ LÝ NỢ QUÁ HẠN

5. Xử lý, khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay

Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả, khách hàng không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ…, khách hàng vẫn không trả được nợ, ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Trường hợp cần thiết phải tiến hành ngay việc xử lý tài sản. Đây được coi là một biện pháp quan trọng trong việc xử lý nợ qúa hạn của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, do các quy định về vấn đề nayf chưa đồng bộ, thống nhất, việc sử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng thương mại gặp nhiều vướng mắc, nợ qúa hạn được giải quyết rất chậm.

Để xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay một cách có hiệu quả, giảm thấp nợ qúa hạn, theo đúng tinh thần Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, cần tập trung thực hiện các vấn đề sau:

-Trước hết, phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ qúa hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp

pháp, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý. Đặc biệt các tài sản thế chấp là nhà, đất trong những năm qua có nhiều thay đổi trong quy định cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng, Sở giao dịch lưu giữ rất nhiều loại giấy tờ, do đó cần có biện pháp quản lý, bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy theo mẫu mới, tránh để xảy ra lợi dụng, lừa đảo hoặc thiếu cơ sở xử lý tài sản.

Đồng thời cần tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó, từ đó đề ra biện pháp xử lý thích hợp.

-Tiến hành các bước và các biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trương hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định mới của Nghị định 178:

+ Xử lý tài sản đảm bảo theo các phương thức đã được thoả thuận ghi trong hợp đồng đảm bảo tiền vay. Biện pháp xử lý này phải được khống chế thời gian (60 ngày).

+ Sở giao dịch có thể giao cho khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự kiểm soát của mình (chủ yếu kiểm soát về giá). Biện pháp này có thể áp dụng phổ biến khi khách hàng có tư cách, có thiện chí giải quyết nợ…nhằm đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh, chi phí thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được giá bán cao, từ đó giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và Sở giao dịch.

+Nếu các biệnpháp trên không thực hiện được, Sở giao dịch cần tự tiến hành xử lý bằng các biện pháp như:

*Bán, chuyển nhượng tài sản trực tiếp cho người mua để thu hồi nợ. *Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, bán tài sản của bên bảo lãnh. *Uỷ quyền việc bán tài sản cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc các doanh nghiệp bán đấu tài sản theo quy định của pháp luật.

*Xiết nợ, thu giữ tài sản để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Các tài sản thu giữ, Sở giao dịch có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh hoặc sử dụng để góp vốn liên doanh, liên kết…

Các trường hợp Sở giao dịch tự xử lý, nếu không thoả thuận được về giá thì Sở giao dịch tự định giá để xử lý.

+Nếu khách hàng cố tình không giao tài sản cho Sở giao dịch xử lý theo các biện pháp trên, không thực hiện các yêu cầu chính đáng của Sở giao dịch, cố

tình tranh chấp, chây ì…., Sở giao dịch cần khởi kiện ra toà án và xử lý tài sản theo bản án có hiệu lực pháp luật của toà.

-Việc xử lý tài sản đảm bảo cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải qyết vốn vay bị khê đọng. Trong thời gian chưa xử lý được tài sản, Sở giao dịch cần có biện pháp thích hợp để thu giữ, khai thác, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ (đưa tài sản vào kinh doanh, cho thuê…). Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cần thiết trong việc sử dụng tài sản được dùng để thu hồi nợ.

-Cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp tài sản đã được xử lý xong nhưng không đủ thu hồi nợ. Về phía khách hàng Sở giao dịch phải yêu cầu khách hàng nhận nợ số tiền còn thiều và phải cam kết, lập kế hoạch trả nợ cụ thể. Trường hợp khách hàng không chịu nhận nợ, phải xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong các trường hợp tài sản định giá quá cao do chủ quan của cán bộ ngân hàng dẫn tới tổn thất, phải quy trách nhiệm nhiệm bồi hoàn.

-Trong quá trình xử lý tài sản, ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan địa chính, toà án…). Để dảm bảo cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật, có hiệu quả, các thủ tục chuyển nhượng, sang tên được tiến hành nhanh với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w