Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 92 - 94)

- Quy hoạch xây dựng các cụm, khu sản xuất tập trung tại các vùng, làng nghềđể tổ chức lại các nghề theo hướng hiện đại hoá từng bước, nhằ m khai thác

3.2.9. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư

(1) Phải tạo cho được quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư bằng các phương thức: xây dựng cụm công nghiệp kết hợp với các trung tâm thương mại, khu dân cưđô thị để đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công ngiệp; ngân sách tỉnh hỗ trợ mỗi huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích không quá 20 ha.

Tranh thủ nguồn vốn TW và các nguồn vốn khác để thực hiện đầu tư các Khu công nghiệp tập trung của tỉnh, các cụm công nghiệp nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu Khánh bình, Vĩnh Xương và Tịnh Biên; ngoài ra, cần phải tạo quỹ đất sạch bên ngoài các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

(2) Tỉnh sớm ban hành và thực hiện cơ chế “một cửa” (một đầu mối) trong thu hút và hỗ trợ các thủ tục đầu tư theo phương châm : " trách nhiệm, thân thiện, một cửa" nhằm tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư triển khai dự

án. Thời gian giải quyết tất cả các loại hồ sơ từ lúc được chấp thuận chủ trương đến khi nhà đầu tư triển khai xây dựng khoảng 391 ngày (kể cả thời gian giải phóng mặt bằng) như hiện nay xuống còn khoảng 154 ngày (giảm gần 2/3 thời gian).

(3) Hoàn chỉnh danh mục dự án mời gọi đầu tư, lập đề cương chi tiết (dự án cơ hội) dự án kêu gọi đầu tư. Đề cương chi tiết phải nêu rõ: mục tiêu, địa điểm, quy

mô (công suất hoặc diện tích sử dụng đất), phương thức đầu tư, phương thức giao

đất), chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể cho dự án đó.

(4) Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục -

đào tạo và dạy nghề; nâng cao tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề.

(5) Tìm và cân đối các nguồn vốn khác nhau để thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(6) Phối hợp với chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức

để hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, tiến tới thành lập Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội nữ doanh nhân, Hội các ngành nghề nhằm hỗ trợ kinh tế tư

nhân phát triển và hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật quy định.

(7) Từng Sở, ngành công bố công khai các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quá trình khởi sự doanh nghiệp, gia nhập thị trường, rút khỏi thị trường của doanh nghiệp trước cơ quan mình và trên mạng (kể cả mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh).

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tính chuyên nghiệp để đáp ứng

được yêu cầu công việc, đồng thời duy trì được tính liên tục của nền hành chính. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ cả về quan điểm nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý, chếđộ trách nhiệm, bộ máy và con người làm công tác cán bộ, triển khai

đồng bộ các mặt đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng và bố trí, sử

dụng cán bộ.

Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí phải được tiến hành bằng hệ

thống các biện pháp đồng bộ. Trong đó, chú trọng đổi mới thể chế thực hiện công khai, dân chủ. Áp dụng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý, khắc phục các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ để nhũng nhiễu, phiền hà, gây bất bình cho dân.

(8) Định kỳ tổ chức đối thoại giữa các Sở, ngành có liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp do UBND tỉnh chủ trì, thời gian có thể hằng quý.

(9) Hoàn thiện chương trình tin học quản lý doanh nghiệp, tiếp tục đầu tưđể

nối mạng thông tin doanh nghiệp đến các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị, thành; thực hiện công tác đăng ký kinh doanh qua mạng trong giai đoạn 2007 – 2010. Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong đăng ký kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

(10) Thành lập Tổ công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ

các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy

định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành.

(11) Đơn giản hóa và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu công trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

(12) Phối hợp chặt chẽ với Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI Cần Thơ và Tổ chức Hợp tác phát triển (GTZ) - Đức để thực hiện các chương trình đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương, phổ biến các văn bản mới liên quan đến doanh nghiệp,… nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững trong thời gian tới.

3.2.10. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghi ệp địa phương

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 92 - 94)