Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 55 - 56)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

b) Dạy nghề TTCN

2.4.6.4. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành công nghiệp

hoá ngành công nghiệp

Trong 9 năm (1997-2005) đã có 2.021 doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, với tổng vốn đầu tư trên 340 tỷ đồng, bình quân mỗi năm chỉđầu tư 37,8 tỷđồng; đây quả là một con số khá khiêm tốn so với yêu cầu phải hiện đại hoá ngành công nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm CN-TTCN địa phương khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Đề tài nghiên cứu khoa học “ Điều tra đánh giá thực trạng công nghệ một số ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang” của Trung tâm Nghiên cứu & Hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp – Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh do TS Võ Văn Huy làm Chủ nhiệm đề tài (tháng 6/2006) đã có nhận xét đánh giá về trình độ công nghệ ngành công nghiệp tỉnh An Giang như sau:

Đề tài đánh giá trình độ công nghệ An Giang được triển khai khảo sát cho 6 ngành công nghiệp bao gồm: (1) Cơ khí, (2) Vật liệu xây dựng, (3) Nông sản), (4) Thuỷ sản, (5) Nước, (6) Nước đá. Kết quả khảo sát trên 180 doanh nghiệp cho thấy bức tranh chung về trình độ công nghệ tỉnh An Giang: chỉ có thuỷ sản đạt trình độ

khá, các lĩnh vực còn lại trình độ chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Trình

độ trung bình có trọng số của các ngành có cao hơn nhưng chỉ có 3 ngành đạt được trình độở mức 3 là vật liệu xây dựng, thuỷ sản, nước. Ba ngành còn lại là cơ khí , nông sản, nước đá trình độ chỉ đang tiếp cận mức 3. Trong 6 ngành khảo sát thì 4 ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, nông sản, thuỷ sản hiện đang là những ngành chủ

lực của tỉnh. Tuy nhiên, chỉ duy nhất ngành thuỷ sản cho thấy trình độ công nghệ

tương đối khả quan, ở mức trung bình khá. Ngành vật liệu xây dựng nếu không xét

đến Công ty Xây lắp (DNNN) thì trình độ chung của ngành chỉ ở mức 2. Ngành cơ

khí mặc dù có thế mạnh so với khu vực ĐBSCL nhưng trình độ chỉ đang tiếp cận tới mức trung bình. Ngành nông sản mặc dù là một trong hai ngành xuất khẩu chủ

lực của tỉnh nhưng trình độ cũng dưới mức trung bình.

Nhìn chung, công nghiệp An Giang ngoại trừ ngành thuỷ sản đông lạnh hiện

đang phát triển mạnh và có trình độ công nghệ khá, các ngành khác trình độ công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Một đặc điểm chung là ngoại trừ một số rất ít các DNNN trong ngành có qui mô lớn và trình độ công nghệ cao, ở mức trung bình trở

lên, các doanh nghiệp còn lại trong ngành hầu hết qui mô nhỏ và trình độ thấp.

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 55 - 56)