Chính sách khuyến công chưa đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 57)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

b) Dạy nghề TTCN

2.4.6.6. Chính sách khuyến công chưa đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề

nghề

- Hỗ trợ vốn khuyến công cho các cơ sở TTCN, các làng nghề, ngành nghề thủ

công chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người sản xuất, do thiếu tài sản thế chấp, nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình tổ sản xuất, hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất với mức cho vay thấp. Mặt khác, đặc điểm của làng nghề, nghề thủ công có trình độ lao động, năng suất thấp nên tỷ suất lợi nhuận thấp so với lãi suất vay ngân hàng, phần nào hạn chế việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại.

- Các làng nghề truyền thống, nghề thủ công chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, sản phẩm làng nghề còn đơn

điệu, năng suất thấp, chưa đa dạng hóa mẩu mã và chậm cải tiến kiểu dáng theo nhu cầu khách hàng, thị trường sản phẩm chưa ổn định.

- Lao động làm việc ở các cơ sở, làng nghề được huấn nghệ thông qua hình thức truyền nghề là chính, chưa đào tạo thông qua các trường đào tạo nghề, nên chất lượng lao động thấp.

- Các làng nghề, nghề thủ công tập trung thường nằm đan xen trong các khu dân cư nên việc phát triển sản xuất và xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn. Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cụm TTCN ở các huyện do thiếu vốn nên triển khai chậm.

- Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, một số ngành nghề TTCN truyền thống của An Giang có chiều hướng bị mai một, cần được quan tâm hỗ trợ.

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 57)