Về mô hình Công ty phát triển hạt ầng khu công nghiệp

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 81 - 83)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

c) Mục đích sử dụng Quỹ khuyến công

3.2.2.2. Về mô hình Công ty phát triển hạt ầng khu công nghiệp

Ở những địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, xa trung tâm TP.HCM, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn (như An Giang) thì việc đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng các KCN cần phải có cơ chếđầu tư và mô hình KCN thích hợp, không thể áp dụng như mô hình KCN ở các địa phương có

điều kiện thuận lợi về thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.

Khi phân tích tài chính của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của 02 KCN Bình Long và Bình Hoà ở tỉnh An Giang, thấy có nhiều vấn đề khó khăn làm cho các doanh nghiệp e ngại, không dám đầu tư vốn để xây dựng và kinh doanh hạ

tầng KCN, chủ yếu là vấn đề tài chánh doanh nghiệp. Chi phí đầu tư hạ tầng KCN ở An Giang cao do:

- Đất ở các tỉnh vùng ĐBSCL hầu hết là đất nông nghiệp đang được sử dụng, chí ít cũng là trồng lúa, không có đất bỏ hoang, giá đất không thấp. Các KCN được quy hoạch đều được lựa chọn hoặc với vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông (đường bộ, đường sông) có sẵn, hoặc thuận lợi cho việc cung cấp dịch vu, thường nằm gần vùng dân cư nên chi phí bồi hoàn cao. KCN Bình Long có chi phí bồi hoàn 1,11 tỷđồng/ha.

- Nền đất ởĐBSCL hầu hết đều thấp trũng, kết cấu nền đất yếu nên chi phí san lấp, xây dựng cao. Chi phí xây dựng hạ tầng KCN Bình Long: 1,99 tỷ đồng/ha và

KCN Bình Hòa: 2,65 tỷđồng/ha, cao so với các KCN khác (trung bình khoảng 1,3- 1,7 tỷđồng/ha).

Do chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở An Giang khá cao nên rất khó kêu gọi các doanh nghiệp (kể cả DNNN) đầu tư kinh doanh hạ tầng 02 KCN Bình Long và Bình Hòa vì hiệu quả tài chính doanh nghiệp rất thấp. Vì để kinh doanh có hiệu quả, suất đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải thấp hơn 1,5 tỷđồng/ha.

Ví dụ : Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Bình Long

Tổng mức đầu tư 82 tỷđồng và nếu tính toán phương án tài chính với lãi suất chiết khấu i = 0,85%/tháng (10,2%/năm); để hoà vốn trong thời gian 50 năm (NPV=0) thì Công ty phát triển hạ tầng phải cho các doanh nghiệp thuê lại đất với giá 2,20 USD/m2/năm. Điều này là không thể thực hiện được vì giá cho thuê đất ở

các KCN tại các địa phương vùng ĐBSCL đều trong khoảng 0,35 – 0,7 USD/m2/năm.

* Để thu hút đầu tư, ngày 19/4/2006 UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết

định số 18/2006/QĐ-UBND về ban hành đơn giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và khu du lịch. Đối với KCN Bình Long, đơn giá cho thuê đất bình quân là 0,35 USD/m2/năm (theo phương thức thanh toán trả hàng năm).

Như vậy, với đơn giá cho thuê đất trên, khi tính toán phương án tài chính sẽ

cho : NPV = - 43.877 triệu đồng < 0.

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và các phân tích trên, xin đề xuất mô hình Công ty phát triển hạ tầng KCN ở các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn (như An Giang) như sau :

(1) Giai đoạn hình thành mô hình KCN: Diễn ra trong bối cảnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN hầu như chưa có, thì việc thực hiện cơ chế xã hội hóa đầu tư xây dựng KCN khó có thể thực hiện được; do đó phải sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư, tạo “cú hích” ban đầu nhằm tạo đà cho phát triển các KCN.

Như vậy, mô hình Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp là đơn vị sự

kỹ thuật các khu - cụm CN tập trung ở tỉnh An Giang là phù hợp nhất trong giai

đoạn hiện nay.

(2) Giai đoạn phát huy lợi thế cạnh tranh KCN:

Khi các KCN có điều kiện hạ tầng đạt một mức độ tương đối đủ khả năng cạnh tranh, tự thân KCN cũng có thể phát triển thu hút đầu tư thì không nhất thiết phải sử

dụng ngân sách đầu tư tiếp. Do vậy, mô hình Công ty phát triển kinh doanh cơ sở hạ

tầng KCN phải chuyển từđơn vị sự nghiệp có thu sang các thành phần kinh tế khác theo cơ chế thị trường. Tỉnh An Giang chỉ tham gia vốn ngân sách đầu tư hạ tầng kỹ

thuật KCN ở một mức độ nào đó có tính xúc tác đủ để giữ được quyền điều phối thực hiện định hướng, chủ trương chính sách của tỉnh, đảm bảo sự phát triển các KCN theo đúng tiến độ quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 81 - 83)