Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 41 - 42)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

b) Sử dụng chương trình EVIEWS để phân tích những nhân tố tác động

2.4.3.2. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ

và mở rộng sản xuất

Nhìn chung chất lượng các ngành công nghiệp An Giang còn thấp, điều đó

được thể hiện ở các mặt sau:

- Trang bị kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp An Giang nói chung ở trình độ

thấp, lạc hậu, nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Phần lớn máy móc thiết bị trang bị đã trên 20 – 30 năm, thiết bị không đồng bộ, một số máy móc trong nước sản xuất, một số máy móc tự chế tại xưởng.

- Mức trang bị vốn cốđịnh tính bình quân một lao động công nghiệp ở An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung chỉ bằng khoảng ¼ so với một lao động công nghiệp ởĐông Nam Bộ.

Trước khi triển khai Chương trình khuyến công, việc đầu tư đổi mới thiết bị

công nghệở khu vực công nghiệp quốc doanh khá hơn so với khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh do các DNNN tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại quốc doanh dễ dàng hơn các DN ngoài quốc doanh.

Một số DNNN chủ lực đã tập trung đầu tư vào những ngành thế mạnh của tỉnh như chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu, vật liệu xây dựng, cơ khí…. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh do khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nên việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Ngoại trừ

mới; phần lớn các cơ sở sản xuất ít đầu tư kỹ thuật mới, nhiều cơ sở trang bị máy móc chế tạo trong nước nhưng có kỹ thuật công nghệ rất lạc hậu so với thiết bị công nghệ của các DNNN tại địa phương.

Từ khi Chương trình khuyến công ra đời, tốc độđầu tư chiều sâu bao gồm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đầu tư mở rộng sản xuất đã gia tăng; đặc biệt khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều doanh nghiệp được sự hỗ trợ về vốn khuyến công từ các ngân hàng, đã mạnh dạn tiến hành đầu tư trang thiết bị công nghệ mới. Trong 9 năm (1997 - 2005), đã có 3.120 doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút việc làm thêm cho 8.562 lao

động, tổng vốn đầu tư 683,402 tỷđồng, chia ra như sau:

- Đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ: 2.021 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư 340, 611 tỷđồng.

- Đầu tư mở rộng sản xuất: 1.099 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư 342,791 tỷ

đồng.

(Xem bảng 7: Số doanh nghiệp CN-TTCN đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ &

đầu tư mở rộng sản xuất 1997-2005 - Phụ lục bảng số liệu )

Các lĩnh vực ngành nghề được tập trung đầu tư như: Chế biến đông lạnh thuỷ

sản, xay xát - lau bóng gạo, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, may xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì...

- Quy mô đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ bình quân giai đoạn (1997-2000): 0,101 tỷđồng/DN, giai đoạn (2001-2005): 0,222 tỷđồng, tăng 2,19 lần.

- Quy mô đầu tư mở rộng sản xuất bình quân giai đoạn (1997-2000): 0,167 tỷ đồng/DN, giai đoạn (2001-2005): 0,437 tỷđồng, tăng 2,62 lần.

Tuy nhiên tiến độ đầu tư chiều sâu vẫn còn chậm so với yêu cầu hiện đại hoá ngành CN-TTCN của địa phương.

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 41 - 42)