Chính sách về kinh tế cửa khẩu Việt Nam Campuchia.

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 87 - 88)

- Quy hoạch xây dựng các cụm, khu sản xuất tập trung tại các vùng, làng nghềđể tổ chức lại các nghề theo hướng hiện đại hoá từng bước, nhằ m khai thác

3.2.6. Chính sách về kinh tế cửa khẩu Việt Nam Campuchia.

Việc khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh kinh tế biên giới cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào An Giang nói chung và các khu kinh tế cửa khẩu nói riêng là một trong những yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh An Giang. Do đó các cửa khẩu An Giang đóng vai trò quyết định trong phát triển giao thương giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia; là cửa ngõ để hàng hóa của An Giang (bao gồm các sản phẩm CN-TTCN) và các tỉnh, thành trong nước tiếp cận

với thị trường các nước trong khu vực ASEAN. Trong giai đoạn 2006 - 2010, phát triển cơ bản khu vực biên giới An Giang trở thành vành đai thương mại thịnh vượng chung của đồng bằng sông Cửu Long, là vùng kinh tếđộng lực trọng điểm của tỉnh.

Đểđạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần thực hiện như sau:

- Tập trung phát triển nhanh thương mại - dịch vụ, dựa vào 3 khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch; khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi vận chuyển hàng hóa trong nước sang thị trường Campuchia và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Xuân Tô, cụm công nghiệp An Phú và cụm công nghiệp Vĩnh Xương, nhằm phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia công tái chế và lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng…

- Tổ chức khai thác phát triển các ngành kinh tế dịch vụ hỗ trợ, trong khi phía Campuchia chưa có khả năng và điều kiện đầu tư.

- Huy động mọi nguồn vốn để tập trung phát triển cho kinh tế biên giới, trong

đó ngoài ngân sách của tỉnh và Trung ương đầu tư, mỗi địa phương cần khai thác tốt các nguồn vốn tại chỗ từ ngân sách địa phương, các chương trình mục tiêu và các nguồn khác... nhằm đẩy nhanh xây dựng hạ tầng cơ sở; thực hiện các chính sách

ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, khuyến khích và hỗ trợ đầy đủ các chính sách ưu

đãi đầu tư theo quy định hiện hành đến các thành phần kinh tế trong và ngoài nước

để kêu gọi đầu tư phát triển ngành dịch vụ biên giới và các khu kinh tế cửa khẩu. - Các ngân hàng thương mại cần ưu tiên vốn tín dụng cho đầu tư phát triển các ngành nghề trong khu vực kinh tế biên giới.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm đường biên (xuất khẩu trong nước thuộc Chương trình xúc tiến quốc gia).

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 87 - 88)