- Quy hoạch xây dựng các cụm, khu sản xuất tập trung tại các vùng, làng nghềđể tổ chức lại các nghề theo hướng hiện đại hoá từng bước, nhằ m khai thác
3.2.8. Chính sách về thuế
Trong định hướng các chính sách và giải pháp thực hiện Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có nêu:“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập, không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hoá công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế “.
Giải pháp toàn diện và tối ưu đối với các loại thuế trong một nền kinh tế đang phát triển là:
* Cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản hoá bằng cách áp dụng một loại thuế suất, xoá bỏ các trường hợp miễn giảm thuế và những kẽ hở trong chính sách thuếđể mở rộng diện tính thuế và hạ thấp các mức thuế suất.
* Xây dựng hệ thống hành thu trực tuyến sẽ cải thiện đáng kể đối với toàn bộ
hệ thống thuế Việt Nam, và đây là việc hoàn toàn trong khả năng, không những không cần sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài mà còn giúp tiết kiệm nhân lực và tăng thu ngân sách. Nó còn làm giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế, nhờđó giảm tiêu cực, hạch sách, quan liêu.
* Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên tác động trực tiếp đến môi trường đầu tư, khả năng nuôi dưỡng nguồn thu, mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ
hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Trong quá trình hội nhập, để tạo động lực và thúc đẩy quá trình tích tụ vốn của các doanh nghiệp công nghiệp, khuyến khích và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp bảo đảm sự phát triển kinh tếổn định bền vững, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp hoàn thiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Cần làm rõ các khái niệm vềđối tượng cư trú, cơ sở thường trú để xác định nghĩa vụ thuế cho đúng.
- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp, khuyến khích đầu tư vào một số sản phẩm công nghiệp trọng điểm, khuyến khích đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Vềđiều kiện ưu đãi, chỉ nên áp dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, dự án đầu tư công nghệ cao, dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Thay việc ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN cho các dự
án khác bằng việc cho áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, hoặc khấu trừ một tỉ
lệ trên vốn đầu tư thay cho khấu hao.
- Quản lý giá (giá chuyển nhượng) để tính thuế. Cơ quan thuế tăng cường việc khảo sát và thỏa thuận với các cơ sở kinh doanh để định ra giá chuyển nhượng hợp lý.
- Bổ sung các quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn chi phí của các doanh nghiệp như chi phí tiền lương, số lượng lao động cần thiết tương ứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp; vềđịnh mức chi phí tiêu hao vật tư… để nhằm chống hiện tượng khai báo gian lận gây thất thu thuế.
- Rút ngắn thời gian cho phép được chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 2 đến 3 năm để buộc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nỗ lực phấn đấu đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác quản lý của cơ quan thuế.
- Ngăn chặn gian lận doanh thu, chi phí để trốn thuế. Để hạn chế tối đa tình trạng trốn lậu thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải ban hành qui chế thanh toán giữa các doanh nghiệp, trong đó hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán ( đặc biệt là các giao dịch có giá trị lớn). Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hóa
đơn, chứng từ mua vào – bán ra của các doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, hạn chế tối đa thiệt hại do trốn lậu thuế gây ra.
- Cuối cùng thực hiện tốt công tác đào tạo và luân chuyển cán bộ thuế. Việc
đào tạo cán bộ thuế giúp nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới. Luân chuyển cán bộ giúp hạn chế tối đa tình trạng tiếp tay của cán bộ
thuế cho các doanh nghiệp tại địa phương.
* Đểđơn giản hoá chính sách thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng thuế khoán đối với doanh nghiệp nhỏ, cần có các sửa đổi sau :
- Thứ nhất, về thuế GTGT: Quy định ngưỡng doanh thu thuộc diện nộp thuế
GTGT để thu hẹp đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp có doanh thu trên ngưỡng sẽ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Những đối tượng có doanh thu dưới ngưỡng sẽ nộp thuế GTGT khoán, bao gồm các cá nhân kinh doanh. Bãi bỏ phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp vì cách tính thuế này không phù hợp với hộ kinh doanh.
- Thứ hai, về thuế TNDN: Cách tính thuế hiện hành dựa trên cơ sở thu nhập ròng, tức là doanh thu – chi phí, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán đầy
đủ; cách tính thuế này không phù hợp với năng lực quản lý, kế toán của doanh nghiệp nhỏ. Thay vào đó, doanh nghiệp nhỏ nên tính thuế TNDN theo phương pháp khoán. Dựa trên số liệu thực tế về doanh thu của doanh nghiệp, cơ quan thuế sẽ xác
định thu nhập chịu thuế TNDN và mức thuế phải nộp trong một thời gian xác định. Nếu doanh nghiệp không có kiến nghị về mức thuế phải nộp thì mức thuế do cơ
- Thứ ba, quy trình xác định mức thuế khoán cần rõ ràng, minh bạch và công bằng. Muốn vậy, cần phải luật hoá các quy định về trình tự, thủ tục xác định mức thuế khoán phải nộp hàng năm để nâng cao tính pháp lý và bảo đảm sự công bằng giữa các doanh nghiệp trên toàn quốc. Thời hạn điều chỉnh mức thuế khoán nên tối thiểu mỗi năm 1 lần cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh và giảm công việc cho cơ
quan thuế.
Việc áp dụng chính sách thuế khoán cho các doanh nghiệp nhỏ CN-TTCN đạt
được đồng thời hai mục tiêu là cải thiện hiệu quả quản lý thuế và hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm thời gian và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực
hiện nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước.