Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 78 - 81)

- Chính sách tài chính tín dụn g:

c) Mục đích sử dụng Quỹ khuyến công

3.2.2.1. Giải pháp về vốn

Xác định việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN không phải là kinh doanh bất

động sản để kiếm lời đơn thuần, mà trái lại, phải coi việc xây dựng phát triển hạ

tầng KCN là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào KCN. Nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước chính là nguồn thu từ sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp trong KCN. Từ quan điểm đó, Nhà nước cần xem xét những vấn đề sau đây:

a.1) Ở những nơi có điều kiện thu hút đầu tư vào KCN, nhất là đầu tư nước ngoài thì việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN có thể cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếđầu tư, hoặc cũng có thể kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài cùng liên doanh với doanh nghiệp trong nước để đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các KCN.

a.2) Ở những địa phương có cơ sở hạ tầng yếu kém, xa trung tâm TP.HCM (như An Giang và một số tỉnh ở vùng ĐBSCL) thì cần có sự hỗ trợ đặc biệt và tập trung vốn đầu tư của Ngân sách trong một khoản thời gian nhất định (3 – 5 năm) để đầu tư hoàn chỉnh một số hạ tầng thiết yếu cho bên trong và đấu nối với bên ngoài hàng rào KCN. Phải xem việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN như là đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế - xã hội.

- Ngoài ra cần cho vay tín dụng dài hạn, ưu đãi, vay vốn nước ngoài,… có như

thế thì các khu công nghiệp ở những vùng khó khăn, thiếu hấp dẫn này mới có cơ

hội được xây dựng nhanh chóng các khu công nghiệp tập trung để phát triển công nghiệp địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

Theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều này đã gây nhiều khó khăn trong việc tìm vốn cho dự án của các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, trong đó có dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Để tạo điều kiện cho các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn trong việc xây dựng các KCN nhằm thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó

khăn. Theo quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg nêu trên, mỗi địa phương nếu đáp ứng các điều kiện quy định được xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cho một dự án

đầu tư xây dựng hạ tầng KCN cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng trạm xử lý nước thải chung cho KCN; mức hỗ trợ tối đa không quá 60 tỷ đồng/dự

án. Tuy nhiên, hàng năm nguồn vốn hỗ trợ này rất hạn chế, trong khi đó số lượng dự án đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định lại nhiều. Hiện nay, trong Nghị định số

108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, một số ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến xây dựng hạ tầng KCN thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Phụ lục A) gồm:

* Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư:

- Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế…

* Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư:

- Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn.

- Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.

Vì vậy, cần xem xét bổ sung các dự án trên vào Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Đối với các công trình ngoài hàng rào phục vụ trực tiếp cho khu công nghiệp, hàng năm ngân sách địa phương kết hợp với nguồn hỗ trợ của TW tập trung bố trí nguồn vốn thích đáng để đầu tư hoặc bằng các phương thức linh hoạt khác để tạo vốn như : dùng quỹ đất để xây dựng hạ tầng, khuyến khích hình thức BOT, hoặc cho đơn vị phát triển hạ tầng khu công nghiệp được hưởng một số ưu đãi về tài chính và cho trừ dần vào các khoản nộp ngân sách hàng năm khi họ bỏ vốn ra đầu

tư cho các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, phục vụ cho đấu nối với công trình bên trong hàng rào khu công nghiệp được đồng bộ và phát huy tác dụng tốt.

Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hoặc các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, còn cần có nguồn vốn chủ lực cho việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp dưới hình thức xã hội hóa vốn đầu tư như thực hiện cổ phần hóa ở các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, bán cổ phiếu, trái phiếu để người dân có điều kiện tham gia góp vốn đầu tư xây dựng khu công nghiệp.

Khuyến khích người dân có đất trong khu quy hoạch bị giải tỏa để xây dựng các khu công nghiệp góp vốn cổ đông bằng tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất dưới các hình thức cổ phiếu, trái phiếu,…

Một phần của tài liệu 307 Các giải pháp tài chính thực hiện chương trình khuyến công để phát triển công nghiệp tỉnh An Giang (Trang 78 - 81)