Lựa chọn phương pháp dự báo: Do phạm vi của đồ án chỉ trên khu vực của tuyến đường cũng như nút giao thông trong đô thị và hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên phương pháp sử

Một phần của tài liệu đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Trang 61 - 66)

- Biển báo cấm xe khách – xe tải hoạt động: đặt tại vị trí giáp phố Vương Thừa Vũ và tại nút giao thông Tôn Thất Tùng – Trường Chinh

a. Lựa chọn phương pháp dự báo: Do phạm vi của đồ án chỉ trên khu vực của tuyến đường cũng như nút giao thông trong đô thị và hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên phương pháp sử

cũng như nút giao thông trong đô thị và hạn chế về mặt thời gian và số liệu nên phương pháp sử dụng để dự báo là: phương pháp dự báo kịch bản. Bản chất của phương pháp này là dựa vào kịch bản phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Từ đó xác định được sự phát triển của đối tượng trong tương lai.

Phương pháp tiến hành: để tính toán dự báo lưu lượng thông qua tại nút tuyến đường cũng như tại nút giao Tôn Thất Tùng kéo dài – Trường Chinh theo phương pháp kịch bản ta cần xác định kịch bản phát triển mạng lưới giao thông và các phương tiện giao thông trong tương lai của thành phố Hà Nội. Qua đó, ta xác định được tỷ lệ tăng của từng loại phương tiện trong các thời kỳ dự báo. Kết hợp với những định hướng phát triển các tuyến đường có liên quan cho ta tỷ lệ tăng từng thời kỳ của từng loại phương tiện thông qua nút trong tương lai.

Hiện nay Hà Nội là đô thị đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế giao thông vận tải có những tiến triển lớn. Số lượng các loại phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên quy luật sử dụng các loại phương tiện vận tải có nhiều biến động. Vì vậy, để dự báo số lượng các loại phương tiện trong tương lai, em căn cứ vào các yếu tố sau:

- Số liệu các loại phương tiện trong năm hiện tại thu thập được. - Số liệu sẵn có của một số năm trong quá khứ.

Số liệu dự báo các loại phương tiện của thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng số 2.8

Bảng 2.11: Dự báo cơ cấu phương tiện của Hà Nội

Năm Xe máy Tỷ lệ tăng Ô tô Tỷ lệ tăng Xe bus + khách Tỷ lệ tăng

2005 1550000 45271 6248

2010 1860000 1.3 97560 3.7 8350 1.4

2015 2046000 1.2 171065 2 10700 1.4

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu TEDI )

Ngoài ra lưu lượng trên các trục chính của thành phố Hà Nội

Bảng 2.12 : Bảng lưu lượng các chuyến đi trên các trục chính của Hà Nội.

Năm 2010 2020

Tên trục chính PCU/ngđ Người/ngđ PCU/ngđ Người/ngđ

Vành đai I 34161 214984 43821 296409

Kim Mã 54267 242210 83119 628355

Ô Chợ Dừa - Tôn Đức Thắng 44730 235845 81479 558904

Láng Hạ - Giảng Võ 63426 292116 42424 294495

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu TEDI )

Do tuyến đường này nằm trong phạm vi của thành phố Hà Nội nên chúng ta xem xét vấn đề dựa trên kịch bản phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Để dự báo lưu lượng giao thông trên trục đường này ở năm tương lai chúng ta phải có hệ số tăng trưởng của các phương tiện ở năm tương lai. Hệ số tăng trưởng xe hàng năm A và α có mối liên hệ mật thiết với tỷ lệ tăng GDP hàng năm. Theo kết quả nghiên cứu của TEDI về hệ số tăng trưởng xe tại năm tương lai như sau:

Bảng 2.13 : Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai.

Loại phương tiện 2007 - 2010 2010 - 1015 2015 - 2020 2020 - 2025

Xe máy 4.3% 2.3% 0% - 6.5%

Xe con 11.9% 10% 8.8% 7.2%

Xe buýt nhỏ 11.9% 10% 8.8% 7.2%

Xe buýt lớn 11.1% 9.2% 8% 9.1%

Xe tải 11.5% 9.6% 8.4% 7.2%

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu TEDI )

Để dự báo lưu lượng xe năm tương lai chúng ta sử dụng công thức sau Nt = N0*(1+At) (xeconqđ/giờ) Hoặc : Nt = N0*(1+α)t

(xeconqđ/giờ) Trong đó: Nt: lưu lượng xe năm tương lai thứ t kể từ năm gốc.

N0 : lưu lượng xe năm gốc.

A,α : Hệ số xe tăng trưởng hành năm, các hệ số A và α là các hệ số kinh

nghiệm được xác định bằng cách chỉnh lý các số liệu quan trắc năm gần đây có xét tới xu thế phát triển kinh tế xã hội của những năm tương lai.

t : năm tương lai thứ t.

Với hệ số tăng trưởng xe hành năm theo kịch bản trên đồ án sử dụng công thức : Nt = N0(1+α)t để dự báo lưu lượng giao thông cho năm tương lai.

Kết quả dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai được thể hiện qua bảng

Bảng 2.14 : Kết quả dự báo lưu lượng xe trên đường Trường Chinh trong tương lai (xeconqđ/giờ)

Năm Xe đạp Xe máy Ô tô con Xe buýt Xe tải nhẹ

(3-5T) Tổng

Bus nhỏ Bus lớn

2010 485 4571 188 15 88 293 5640

2015 512 5023 298 23 134 456 6446

2025 613 6132 511 40 287 799 8382

2.5Đánh giá chung về hiện trạng giao thông trên đường

Với đặc điểm là tuyến đường trục chính, tuyến đường vành đai cho đô thị, là nơi giải tỏa lưu lượng cho khu vực trung tâm thành phố, do vậy tuyến đường gánh một lưu lượng khá lớn chiều rộng của đường là không đủ cho khả năng thông qua trên tuyến.

Mặt đường : Với chất lượng mặt đường chưa được đảm bảo một cách tốt nhất, còn nhiều ổ gà, nhiều đoạn đường bị đào xới, gây mất an toàn cho các loại phương tiện tham gia giao thông, cũng như người đi bộ. Việc phân làn rõ cho các phương tiện có một ý nghĩa rất quan trọng nhưng là điều không thể trừ khi có quy hoạch mở rộng trong tương lai. Nút giao thông thiết kế chưa thể đảm nhận được nhu cầu thông qua trên tuyến, còn nhiều vấn đề bất cập tại nút như việc

Hệ thống nhà chờ, điểm dừng đỗ : Với sự phát triển kinh tế, dân số tăng dẫn đến nhu cầu đi lại liên tục tăng, nếu không có chính sách, quy hoạch phát triển vận tải HKCC thì sự tăng đột biến số lượng phương tiện cơ giới cá nhân là điều tất yếu. Với đặc điểm tuyến đường đi qua là nơi tập trung dân cư đông đúc và lại gần các trường Đại học đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng xe buýt là rất lớn, việc thiết kế các điểm dừng và lắp đặt nhà chờ trên tuyến là chưa hợ lý, chất lượng điểm dừng rất thấp do hạ tầng khá đơn giản. Trong điều kiện thực tế của tuyến đường có rất nhiều điểm thu hút khách tiềm năng cần phải bố trí lại các điểm dừng cho hợp lý nhằm kết nối, tiếp cận một cách dễ dàng đối với người dân đồng thời phải nâng cấp hệ thống nhà chờ tại các điểm dừng, lắp đặt nhà chờ trên tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Các xung đột giữa xe buýt và các dòng phương tiện khác cần phải được nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý hạn chế tới mức tối đa các xung đột này nhằm giảm tai nạn giao thông cũng như tăng khả năng thông qua trên tuyến, đồng thời đảm bảo an toàn cho hành khách sử dụng xe buýt.

Vỉa hè : người đi bộ chưa được quan tâm, chất lượng vỉa hè rất kém, vỉa hè thường bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh buôn bán, nhiều khu vực người đi bộ không thể đi được, vỉa hè có chiều rộng không đồng nhất và thường xuyên là nơi lấn chiếm của các phương tiện khi xảy ra ách tắc, đây là điều xảy ra thường xuyên. Không gian đi bộ không được an toàn, thoải mái và rất nguy hiểm.

Hệ thống biển báo : Số lượng biển báo trên tuyến không đáp ứng được tính chất phức tạp của giao thông trên tuyến, vị trí ra vào tại các ngõ chưa có đủ các biển báo cụ thể để cảnh báo các phương tiện, vị trí của một số biển báo chưa hợp lý dẫn tại hiểu quả thấp, , việc sử dụng vỉa hè cũng cần có quy định nghiêm ngặt đi cùng với các biển báo quy định riêng biệt, tại các vị trí có trường học, khu vực đông người qua lại cần có biển cảnh báo nguy hiểm.

Nút giao thông : việc phân luồng tại nút giao thông chưa hợp lý, xung đột xảy ra dòng rẽ trái đi hướng Tôn Thất Tùng với dòng đi thẳng và rẽ phải tại hướng đi Ngã Tư Sở, đây cũng là nguyên nhân khiến khả năng thông qua trên tuyến thấp.

2.6. Những vấn đề cần phải giải quyết.

Qua phân tích thì vấn đề đặt ra là phải đảm bảo nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong tương lai, do tuyến đường được thiết kế với 4 làn xe cho các phương tiện vẫn không đáp ứng đủ với lưu lượng giao thông rất lớn hiện tại, do vậy phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu giao thông đang ngày càng gia tăng trong khi khả năng mở rộng đường là rất khó khăn. Một khi có các chính sách cũng như đủ tài chính thì mới có thể mở rộng đường được. Giải pháp về tổ chức giao thông và các giải pháp thiết kế bố trí các mặt cắt ngang đường để đảm bảo lưu lượng giao thông hiện tại là một giải pháp trước mắt, tuy nhiên tính đến lâu dài thì yêu cầu của việc mở rộng đường là cần thiết

Ngoài giải pháp về tổ chức giao thông trên tuyến chúng ta cần phải có giải pháp thiết kế và bố trí các mặt cắt ngang của đường sao cho sử dụng triệt để khu đất để xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo quy mô, công suất như dự báo, đồng thời đảm bảo quá trình vừa hoạt động khai thác vừa có khả năng phát triển trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề sau.

- Trước mắt phải tiến hành quy hoạch nâng cấp cải tạo trục đường này đúng với cấp hạng kỹ thuật của đường để đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại .

- Tổ chức lại giao thông trên tuyến. - Tổ chức giao thông tại các giao cắt:

- Nâng cấp các điểm dừng đỗ xe buýt: xây dựng hệ thống nhà chờ và các vịnh cho xe ra vào

- Xây dựng vỉa hè cho người đi bộ

Một phần của tài liệu đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Trang 61 - 66)