Mạng lưới giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Trang 38 - 44)

- Lựa chọn hình thức giao cắt với đường phố:

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỤC GIAO THÔNG TRƯỜNG CHINH

2.1.2. Mạng lưới giao thông đường bộ

Hà Nội với vị trí đặc biệt quan trọng nên thành phố có các tuyến quốc lộ chiến lược qun trọng như: Quốc lộ 1A, 5, 6, 32, 2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước. Đồng thời cũng tạo sự giao lưu giữa các Tỉnh thành khác trong cả nước với Thủ đô.

Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống giao thông quốc gia giữ vai trò là mạng lưới giao thông đối ngoại cho thủ đô Hà Nội cùng với mạng lưới giao thông nội thị là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng nói chung và Hà Nội nói riêng.

Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội cơ bản được cấu thành từ các đường hướng tâm là các trục đường giao thông liên tỉnh có dạng nan quạt và các trục đường chính đô thị bao gồm các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố

a. Mạng lưới giao thông đối ngoại

Các trục quốc lộ hướng tâm

- Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 tạo nên một hành lang nối Hà Nội với khu vực Đông Bắc và cảng Hải Phòng. Đây là những tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng có nhiệm vụ nối hai khu trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Quốc lộ 1A phía Bắc: đây là tuyến giao thông nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3. Đặc biệt từ đoạn Bắc Giang về Hà Nội tuyến được tách ra, làm mới đi gần như song song và cách tuyến hiện có về phía Đông Nam để nối với cầu Đuống mới, gặp quốc lộ 5 tại vị trí cầu Bây ( nút giao thông lập thể Phù Đổng)

- Quốc lộ 1A Phía Nam: với đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã giảm một lượng lớn lưu lượng giao thông trên tuyến đường. Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với 4 làn xe chạy,

- Quốc lộ 6: tuyến đường này có nhiệm vụ nối Hà Nội với các khu vực Tây Bắc của đất nước. Đặc biệt nối với trung tâm thủy điện lớn là nhà máy thủy điện Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70 Km - Quốc lộ 3 và quốc lộ 2: trong những năm qua tuyến đường được tập trung nâng cấp nhằm tăng năng lực thông qua trên tuyến. Quốc lộ 2 được đấu nối với đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, tạo mối liên hệ từ thủ đô đi các tỉnh phía Tây và Tây Bắc. Quốc lộ 3 đoạn từ Sóc Sơn về thành phố đã được mở rộng để đảm bảo lưu lượng giao thông

- Quốc lộ 32: Đây là quốc lộ quan trọng liên kết vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội từ hướng Tây. Thành phố đang tiến hành mở rộng, cải tạo tuyến QL 32 với tiêu chuẩn đường đô thị.

- Tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc: được xây dựng tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng chuỗi đô thị đối trọng Miếu Môn, Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây. Đường có chiều dài hơn 30 Km với tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị

Hệ thống đường vành đai

Do đặc điểm về vị trí và vai trò của Hà Nội vừa nằm ở vùng trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, vừa là thủ đô của cả nước, quá trình phát triển mạng lưới giao thông khu vực Hà Nội đẫ hình thành các đường hướng tâm, tạo ra các luồng giao thông lớn dồn về Hà Nội. Để khắc phục tình trạng này giải pháp hợp lý hơn cả là phải xây dựng các đường vành đai xung quanh thành phố nhằm giải tỏa, điều

phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Hà Nội cũng như mạng lưới giao thông đối ngoại của thủ đô.

Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt năm 1998 đâ định hướng cho mạng lưới giao thông của thủ đô Hà Nội với 3 tuyến đường vành đai và một tuyến vành đai 4 đang được tiến hành nghiên cứu lập dự án xây dựng

Vành đai 1:

Trên thực tế khái niệm vành đai 1 là một khối không hoàn chỉnh hay nhiều nó vẫn tồn tại khi đánh giá mạng lưới giao thông Hà Nội.

Tuyến đi như sau: Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – La Thành Ô Chợ Dừa – Giảng Võ – Ngọc Khánh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám

Hiện tại vành đai 1 chủ yếu đóng vai trò là tuyến đường phố chính do nằm sau trung tâm thành phố. Hiện tại một số đoạn đường đã được mở rộng, tuy nhiên việc kết nối của tuyến vành đai 1 là chưa hoàn chỉnh. Do vậy tuyến đường chưa đảm nhận được chức năng của nó và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc giao thông nội đô

Vành đai 2:

Tuyến cơ bản đi như sau: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La - Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Đi Nhật Tân và vượt qua song Hồng tới xã Phú Thượng sang qua xã Vĩnh Ngọc qua Đồng Hội, Đông Trù – Quốc lộ 3 tiếp tục vượt song Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai dưới 1 vành đai khép kín.

Hiện tại vành đai 2 mới cơ bản được xây dựng hoàn thành một nửa gồm các đoạn tuyến phía Nam sông Hồng và đảm nhiệm vai trò là tuyến đường vanh đai chính của thủ đô.

Mặt cắt ngang tuyến đường vành đai 2 rộng khoảng 10 -12 m, dọc theo hai bên đường phát triển nhiều khu dân cư. Hiện tại tuyến đường vành đai 2 không đáp ứng được lưu lượng giao thông đô thị và trên thực tế là nhiều điểm nút trên đường vành đai 2 là những điểm ách tắc giao thông thường xuyên như : Trường Chinh – Tôn Thất Tùng kéo dài, một số nút giao trên đường Láng… Nút giao thông ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở đã được xây dựng và hoàn thành giải phóng được một lượng lớn lưu lượng giao thông thông qua. Đường Trường Chinh lại là một tuyến đường ùn tắc giao thông vào dạng lớn tại Hà Nội. Mặt khác tại đoạn giao thông này đó là sự tắc nghẽn lại chuyển dịch vào các nút giao thông phía trong như Chùa Bộc –Tây Sơn.

Vói mặt cắt ngang chật hẹp như vậy cũng như do tố độ đô thị hóa của Hà Nội nói chung và các khu vực mà tuyến đường vành đai 2 đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế tuyến đường vành đai 2 đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố đối ngoại và tuyến giao thông đô thị.

Hiện tượng quá tải trên tuyến đường này quá căng thẳng cần có các biện pháp giải quyết khẩn cấp. Vành đai 3:

Tuyến cơ bản đi như sau: Bắt đầu từ Bắc Thăng Long – Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Nguyễn Trãi – Kim Giang – Hồ Linh Đàm – Pháp Vân – Sài Đồng – Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp – nút giao Đồng Xuân ( giao với đường Nội Bài – Bắc Ninh ) nối với Bắc Thăng Long, ssNội Bài thành một tuyến đường khép kín.

Tuyến đường vành đai 3 cho tới thời điểm này vẫn chưa hình thành một tuyến liên tục, về cơ bản khép kín ở phía Tây từ Nội Bài tới Pháp Vân và còn một số dự án khác đã và đang được thực hiện.

• Đánh giá chung về mạng lưới giao thông đối ngoại + Về hệ thống trục quốc lộ hướng tâm:

- Hiện nay mạng lưới trục hướng tâm tỏ ra khá hợp lý và đang dần dần phát huy được khả năng lưu thông hàng hóa, đảm bảo mối liên hệ giữa thủ đô và các vùng lân cận góp phần vào việc phát triển kinh tế cung như quốc phòng của thủ đô. Tuy nhiên do công tác, cải tạo, nâng cấp, làm mới các hệ thống trục này chưa đồng bộ, việc thi công tiến hành chưa gọn nên một số tuyến trục chưa phát huy hết tác dụng tương xứng với vị trí của nó.

- Một số tuyến do chưa được lưu thông, kết nối với hệ thống đường vành đai 3 nên vẫn còn hiện tượng dòng xe tập trung vào khu vực nội thành gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến tình hình môi trường cũng như nảy sinh các vấn đề giao thông

+ Về hệ thống đường vành đai

Thực tế các đường vành đai hiện nay không thực hiện được chức năng cần có và không đảm bảo được yêu cầu quan trọng nhất đó là không đảm bảo tính liên tục, bị ngắt quãng. Không những thế vấn đề chiều rộng như hiện tượng lấn chiếm long đường, tổ chức điều khiển giao thông trên các đường vành đai này chưa thực sự hợp lý đã làm cho các hệ thống đường vành đai chưa thể đảm nhận đúng vai trò của mình. Một vấn đề nữa của hệ thống đường vành đai là việc xây dựng các tuyến đường vành đai bị trì hoãn không chỉ do dân số Hà Nội đông, do lượng người dân ở các vùng xung quanh cũng như ngoại tỉnh di chuyển vào khu vực Hà Nội tăng nhiều trong thời gian qua mà do tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn so với tốc độ xây dựng đường vành đai.

Cho nên vấn đề của thành phố Hà Nội là tìm mọi biện pháp để có thể khẩn trương tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các mạng lưới đường vành đai đặc biệt trước mắt là hệ thống đường vành đai 1và 2 để góp phần giải tỏa hiện tượng ùn tắc thường xuyên diễn ra tại trung tâm thành phố.

Tiếp theo thành phố cũng cần tiếp tục tập trung để hoàn chỉnh tuyến vành đai 3 đây là tuyến đường quan trọng có ý nghĩa giải quyết từ xa, hại chế hiện tượng giao thông ngoại tỉnh đi qua thành phố Hà Nôi gây hiện tượng ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường trong phạm vi thành phố.

b. Mạng lưới đường giao thông nội đô

Trong những năm qua đặc biệt từ 1992 là năm bắt đầu thực hiện quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội được Nhà Nước phê duyệt. Thành phố đã tập trung vào việc cung cấp cải tạo và xây dựng mới cho hệ thống mạng lưới đường đô thị nhằm cải thiện tình hình giao thông của thành phố đáp ứng đòi hỏi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng thủ đô. Với quy hoạch mở rộng Hà Nội hiện nay các tuyến dường cao tốc đang được tiến hành xây dựng gấp rút tạo sự kết nối và là các đường hướng tâm cũng như kết nối với các đường vành đai trong hệ thống mạng lưới nội thành.

- Mạng lưới đường nội đô Hà Nội có dạng hình nan quạt gồm các đường từ trung tâm ra các hướng ( đường hướng tâm) và nối với nhau bằng các đường vành đai 1, 2 và 3 tuy nhiên các tuyến đường này chưa được xây dựng hoàn chỉnh

Do quá trình hình thành và phát triển của thành phố qua nhiều thời điểm khác nhau đã tạo cho mạng lưới đường phố Hà Nôi có những đặc điểm riêng của từng khu vực.

Khu vực phố cổ:

Theo nhiều nghiên cứu về lịch sử và xã hội trong và ngoài nước cho rằng “ khu phố cổ - khu 36 phố phường “ đã đem lại giá trị độc đáo cho Hà Nội. Khu vực có diện tích khoảng 100 ha, nằm tại phần trung tâm lịch sử của Hà Nội, cần được bảo tồn và tôn tạo

Khu vực phố cũ:

Đây là khu vực được xây dựng chủ yếu trong thời kỳ Pháp thuộc, mạng lưới đường phố được quy hoạch theo dạng bàn cờ, đã thiết kế và xây dựng theo phương pháp mới tức là hệ thống đường phố là cơ sở cho việc bố cục các công trình kiến trúc

Khu phố được xây dựng mới:

Các đô thị mới được xây dựng có mạng lưới đường tương đối thuận lợi, dễ liên kết với các tuyến đường khác.

- Về tình trạng mặt đường trong những năm gần đây mặc dù thành phố đã đầu tư kinh phí cải tạo chất lượng mặt đường Hà Nội một cách đáng kể, nhưng chất lượng mặt đường phổ biến đều từ trung bình đến xấu.

Một điểm rất nổi cộm của hệ thống đường Hà Nội đó là hầu hết mặt cắt ngang rất hẹp, trừ một số con đường được xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng ( cả lòng đường và vỉa hè )

- Về vấn đề giao cắt trong thành phố: hệ thống đường Hà Nội có nhiều giao cắt, hầu hết các giao cắt là các nút giao cùng mức kể cả các trục đường bộ trục chính, giao cắt giữa các đường bộ trục chính đều là các nút giao cùng mức gây trở ngại cho giao thông, nhiều nút hệ thống điều khiển giao thông không thể đáp ứng được yêu cầu thông qua trên tuyến.

- Khoảng cách bình quân giữa các nút giao thông ( ngã ba, ngã tư ) rất ngắn dẫn đến tốc độ xe thấp, vận tốc dòng giao thông giảm và khả năng thông qua tại các nút chậm

- Hệ thống đường sắt quốc gia chạy xuyên qua thành phố Hà Nội theo hướng Bắc Nam và đều giao đồng mức với hệ thống đường đô thị. Hiện nay tồn tại 35 điểm giao cắt, trong đó có:

+ 16 điểm giao cắt với các đường phố, trục giao thông chính và có gác chắn phòng vệ, có đèn tín hiệu

+ 19 điểm giao cắt còn lại chưa có đầy đủ các điều kiện an toàn • Kết luân chung về mạng lưới đường nội đô

Với nhiều nỗ lực phát triển hệ thống đường giao thông đô thị trong những năm vừa qua, bộ mặt giao thông thành phố đã có nhiều tiến bộ nhiều tuyến đường được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo. Tuy nhiên tình trạng quá tải ở các mạng lưới đường giao thông còn thường xuyên xảy ra. Mạng lưới đường giao thông nội đô của thành phố tuy có cấu trúc mạng lưới hợp lý bao gồm các đường hướng tâm, đường vành đai nhưng còn tồn tại các vấn đề chính sau:

- Diện tích đất giao thông thấp, mật độ đường phân bố không đồng đều khiến cho điều khiển giao thông chưa được thuận lợi, tốc độ giao thông chưa hợp lý. Mật độ đường tập trung ở khu vực trung tâm nhưng lại rất thấp ở các khu vực cách trung tâm khoảng 4 -5 km đã là một trong các nguyên nhân gây ách tắc giao thông cho các tuyến đường ở những khu vực có mật độ đường cao

- Đường khu vực nội đo gắn nhiều giao cắt, bề rộng mặt cắt ngang đường hẹp khiến tốc độ giao thông thấp

- Thiếu các đường chuyển tiếp từ loại đường này sang loại đường khác, chức năng lẫn lộn, chưa đạt chuẩn quốc tế

- Đường phát triển không theo kịp với sự gia tăng của phương tiện cơ giới đường bộ, mặc dù đã được thành phố và Chính Phủ quan tâm đầu tư nhiều dự án củng cố và nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ

- Không an toàn ( quá nhiều nút giao mà hầu hết chỉ là giao cắt đồng mức, thiếu cầu vượt, cầu chui, đường cho khách bộ hành qua đường, thiếu đèn tín hiệu, đèn chiếu sang ban đêm …)

- Công tác quản lý tổ chức và an toàn giao thông chưa đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội..

Một phần của tài liệu đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w