- Lựa chọn hình thức giao cắt với đường phố:
1.2.3 .Các yêu cầu của mạng lưới giao thông và trục giao thông
a. Các yêu cầu đối với mạng lưới giao thông
• Mạng lưới giao thông phải đảm bảo tính hệ thống:
Nhu cầu giao thông vận tải rất đa dạng và phong phú nên một loại phương tiện giao thông không thể thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu đặt ra về giao thông của đô thị nên phải phát triển nhiều loại giao thông nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau và chúng tạo thành một hệ thống gồm nhiều phương tiện vận tải
Mỗi loại phương tiện vận tải ( ô tô, tàu điện,…) phù hợp với một loại công trình giao thông với các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, các công trình đường này sẽ tạo thành một hệ thống mạng lưới đường trong thành phố.
• Mạng lưới giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính đồng bộ: khi tiến hành xây dựng phải tiến hành đồng bộ các mạng lưới, các hạng mục công trình kỹ thuật trên tất cả các tuyến đường.
• Mạng lưới giao thông đô thị phải đảm bảo tính liên hoàn:
- Đặc tính liên hoàn thể hiện ở tính chất liên tục và thông suốt vì thế có thể khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống giao thông, đảm bảo tiện lợi nhanh chóng và an toàn giao thông.
• Xây dựng và phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước:
- Sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước phải được quán triệt trong xây dựng các quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố hoặc của từng ngành từ khâu xác định chủ trương xây dựng, duyệt quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và trong điều hành các hoạt động giao thông nói riêng và các ngành có liên quan đến giao thông vận tải
• Xây dựng và phát triển phải đảm bảo tính kế thừa và từng bước tiến lên hiện đại hóa
- Việc xây dựng và phát triển Giao thông vận tải đô thị phải thực hiện dựa trên mạng lưới giao thông hiện có, tận dụng tối đa các công trình hiện đang sử dụng. Tuy nhiên cần mạnh dạn, cương quyết loại bỏ những đoạn đường, công trình bất hợp lý hoặc không phù hợp với yêu cầu về vận tải trong tương lai và quy hoạch hiện đại hóa công tác Giao thông vận tải.
b. Các yêu cầu đối với trục giao thông:
Trục giao thông nằm trong mạng lưới giao thông đô thị do vậy nó cũng phải thỏa mãn các yêu cầu vốn có của các yêu cầu đối với mạng lưới giao thông ngoài ra trục giao thông còn có một số yêu cầu quan trọng sau:
Trên cơ sở của quy hoạch mạng lưới đường đô thị , phân tích dự báo luồng hành khách để dự báo chính xác việc sử dụng đất đối với giao thông, để chọn bố cục đường hợp lý, để có thể phù hợp với sự phát triển của thành phố sau này. Đáp ứng nhu cầu giao thông của tất cả cá phương thức, phương tiện vận tải chủ yếu
Phải xét đến các phương tiện vận tải công cộng khác trên đường cũng như các đầu mối giao thông từ nơi khác đến thành phố
Thực hiện và phối hợp được hài hòa các chức năng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng như các phương tiện vận tải: tiếp cận – kết nối – sinh hoạt – cơ giới cá nhân – xe đạp – Vận tải hành khách công cộng – đi bộ.
Kết nối: là chức năng thỏa mãn nhu cầu giao thông vận tải giữa các vùng, các đô thị hay giữa các bộ phận của đô thị.
Tiếp cận: là đảm bảo khả năng tiếp cận bằng các phương tiện giao thông đường bộ tới các công trình hoặc khu đất ( nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, cửa hàng, khu canh tác nông- lâm- ngư nghiệp)
Phục vụ sinh hoạt: trong nhiều trường hợp đường còn là nơi phục vụ các nhu cầu sinh hoạt (phi giao thông ) của người dân trong các khu vực lân cận