0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu TAICHINH (24) (Trang 39 -50 )

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội

Để tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng phòng tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng cần dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và từ các nguồn thông tin khác.

Quy trình tiến hành phân tích tài chính khách hàng gồm những bước sau:  Thu thập, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính:

Đây là bước đầu tiên cán bộ tín dụng phải thực hiện trong nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của ngân hàng, đối với doanh nghiệp lần đầu vay vốn tại ngân hàng thì hồ sơ tài chính phải bao gồm các báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất và báo cáo

nhanh đến thời điểm gần nhất. Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với SCB thì cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp đã lưu trữ tại ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn tìm thêm thông tin từ các nguồn khác như trung tâm thông tin tín dụng CIC hay thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông qua những bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ báo chí…

Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính thì các báo cáo tài chính của khách hàng phải đảm bảo:

- Các báo cáo gửi ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính, kiểm tra chữ ký và con dấu.

- Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác.

Ví dụ về trường hợp vay vốn của công ty Cổ phần Kim Khí Yên Hùng. Công ty đề nghị được vay 53 tỷ đồng, với thời hạn vay 12 tháng, mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cung cấp hồ sơ tài chính cho cán bộ tín dụng gồm:

- Các báo cáo tài chính, bao gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả

kinh doanh trong 2 năm 2004, 2005 và số liệu quý I/2006, thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các hợp đồng kinh tế có liên quan, tờ khai thuế.

Nhận xét: Cán bộ tín dụng rất nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công

ty, đồng thời tiến hành kiểm tra danh mục hồ sơ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ này. Ngoài các thông tin do công ty Yên Hùng cung cấp thì cán bộ tín dụng đã thu thập thêm thông tin từ CIC và tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với lãnh đạo công ty, kế toán trưởng. Cán bộ tín dụng yêu cầu công ty bổ sung thêm danh sách các chủ nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn, chi tiết các khoản phải thu, phải trả…

Như vậy có thể thấy quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn của cán bộ tín dụng khác đầy đủ, cán bộ tín dụng cũng đã chủ động thu thập

thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho công tác phân tích.

Phân tích thực lực tài chính:

a/ Phân tích trước khi vay: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của khách hàng.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tập trung vào các khoản mục sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu mức vốn pháp định với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu (nếu có).

- Tình hình công nợ của doanh nghiệp: nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Tình hình thanh toán với người mua, người bán: cán bộ tín dụng đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Kết quả kinh doanh năm trước, tình hình doanh thu và chi phí, nhận xét đánh giá kết quả kinh doanh lỗ lãi.

Trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ tài chính mà công ty Yên Hùng cung cấp, cũng như quá trình thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, cán bộ tín dụng đã tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Yên Hùng như sau:

a, Phân tích bảng cân đối kế toán.

Đơn vị: triệu đồng.

TÀI SẢN 2,004 2,005 I/2006Quí

Tăng giảm số tuyệt đối 05/04

Số tuyệt đối Tỷ lệ A.TSLĐ & ĐT ngắn hạn 70,653 118,110 143,901 47,457 67%

I. Tiền 3,656 6,305 4,874 2,649 72%

1.Tiền mặt tại quỹ 1,887 4,264 4,052 2,377 126%

2. Tiền gửi ngân hàng 1,769 2,041 822 272 15%

II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - - -

III. Các khoản phải thu 60,892 81,564 83,445 20,672 34%

1. Phải thu khách hàng 261 9,404 18,384 9,143 3508%

2. Trả trước cho người bán 37,998 51,845 36,705 13,847 36%

3. Phải thu nội bộ 2,625 - - (2,625) -100%

4. Các khoản phải thu khác 20,009 20,316 28,356 307 2%

IV. Hàng tồn kho 4,611 25,288 50,710 20,677 448%

1. Nguyên vật liệu tồn kho 4,360 22,329 45,378 17,969 412% 2. Công cụ dụng cụ trong kho 46 1,185 4,512 1,139 2482%

3. CPSX KD dở dang - - 84 - -

4. Thành phẩm tồn kho - 1,569 532 1,569 -

5. Hàng hóa tồn kho 205 205 205 - 0%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,495 4,954 4,873 3,459 231% Các khoản thuế phải thu 1,495 4,954 4,873

B. Tài sản dài hạn

129,73 8

190,77

4 197,832

I. Các khoản phải thu dài hạn 34 - -

Phải thu dài hạn khác 34 - -

II.Tài sản cố định 129,572 188,703 - 59,131 46% 1. Tài sản cố định hữu hình 765 110,495 195,190 109,731 14353% - Nguyên giá 883 110,772 111,164 109,889 12445% - Hao mòn lũy kế (119) (277) 112,920 (159) 134% 2. Tài sản cố định vô hình 4,318 4,317 (1,757) (1) 0% - Nguyên giá 4,318 4,318 4,316 - 0% - Hao mòn lũy kế - (1) 4,318 (1) - 3. Chi phí xây dựng CBDD 124,490 73,891 (2) (50,599) -41%

III. Bất động sản đầu tư - - 79,711

IV. Các khoản đầu tư TCDH - - - - -

V. Tài sản dài hạn khác 132 2,071 2,642 1,939 1471%

1. Chi phí trả trước dài hạn 132 2,071 2,642 1,939 1471% 2. Tài sản thuế thu nhập hoàn lại - - -

3. Tài sản dài hạn khác - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200,391 308,884 341,733 108,493 54% NGUỒN VỐN - - A. Nợ phải trả 139,942 249,306 292,851 109,364 78% I. Nợ ngắn hạn 43,095 127,74 1 172,286 849,646 196% 1. Vay và nợ ngắn hạn - 69,261 100,168 69,261 -

3. Người mua trả tiền trước 6,316 19,909 24,408 13,593 215%

4. Thuế và các khoản phải nộp NN - - 10 - -

5. Phải trả công nhân viên 72 370 541 298 417%

6. Phải trả phải nộp khác 18,265 11,588 12,170 (6,677) -37%

II. Nợ dài hạn 96,847 121,565 120,565 24,718 26%

1. Vay nợ dài hạn 96,847 121,565 120,565 24,718 26%

2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - - -

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 60,449 59,578 48,882 (871) -1%

I. Nguồn vốn, quỹ 60,449 59,578 48,882 (871) -1%

1. Nguồn vốn chủ sở hữu 60,537 60,537 50,000 - 0%

2. Chênh lệch tỷ giá (1) - - 1 -100%

3. Lợi nhuận chưa phân phối (87) (959) (1,118) (872) 1002%

II. Nguồn kinh phí quỹ khác - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 200,391 308,884 341,733 108,493 54%

- Về tài sản: +Tài sản cố định tăng dần qua các năm, năm 2004 chiếm

64.7%, năm 2005 chiếm 61.1% tổng tài sản. Đây là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng tài sản cố định như vậy là khá hợp lý.

+ Các khoản phải thu năm 2005 chiếm khoảng 26.4% tổng tài sản tăng 34% so với năm 2004, chủ yếu là do sự gia tăng các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán. Doanh nghiệp đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh khi thị trường phôi thép đang phát triển mạnh thì việc tăng các khoản phải thu là phù hợp. Tuy nhiên, vì thế doanh nghiệp cũng nên chú ý đến chính sách thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng này để giúp đồng vốn của doanh nghiệp được quay vòng tránh lãng phí.

+ Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh so với 2004, tăng 448%. Doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho nhiều có thể là do chính sách quản trị

của doanh nghiệp, ban lãnh đạo nhận định rằng trong năm 2006 nhu cầu về sản phẩm phôi thép sẽ tăng mạnh.

- Về nguồn vốn: + Theo báo cáo tại thời điểm 31/12/2005 của công ty cung

cấp thì Hệ số nợ = Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn = 81%. Nợ phải trả của công ty chủ yếu được hình thành từ các khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn, trong đó vay nợ ngắn hạn chiếm 28% và vay nợ dài hạn chiếm 49% tổng nợ phải trả, còn lại

là các khoản phải trả người bán, thuế và phải trả, phải nộp khác chiếm 23% tổng nợ phải trả. Theo thông tin tìm hiểu được qua hệ thống CIC thì tình hình trả nợ của công ty vẫn bình thường, công ty vẫn trả nợ, lãi đầy đủ cho các ngân hàng.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm qua các năm, và tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2004 là 30%, năm 2005 là 19% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu là thấp, chứng tỏ công ty không có sự chủ động về vốn, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng khác. Vì thế, công ty cần tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh.

b, Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH 2,004 2,005 QUÝ I/2006 Số tuyệt Tăng giảm 05/04 đối Tỷ lệ Tổng doanh thu 1,132 25,567 24,435 24,435 2159%

Các khoản giảm trừ DT 3,757 3,757 3,757 -

1. Doanh thu thuần 1,132 21,811 20,679 20,679 1827%

2. Giá vốn hàng bán 1,162 20,910 19,748 19,748 1700%

3.Lợi nhuận gộp (30) 901 930 930 -3143%

4. Chi phí bán hàng 31 43 12 12 39%

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp - 251 - - -

6. Lợi nhuận từ HĐKD (60) 607 667 667 -1106% 7. Lợi nhuận từ HĐTC 0 (1,463) (1,463) (1,463) -325220%

- Chi phí tài chính - 1,480 1,480 1,480 -

8. Lợi nhuận từ HĐ bất thường (1) 186 186 186 -12665%

Điều chỉnh quyết toán - - - -

9. Lợi nhuận trước thuế (61) (671) (150) (610) 995%

10. Thuế - - - - -

11. Lợi nhuận sau thuế (61) (671) (150) (610) 995%

Doanh thu có tăng qua các năm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng nhưng do lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm (do chi phí tài chính lớn hơn doanh thu từ hoạt động tài chính) cho nên lợi nhuận sau thuế âm (lỗ) do đây là thời gian nhà máy mới đi vào vận hành, chạy thử nên:

- Hệ thống máy móc không đạt được mức công suất như dự kiến.

- Do thiếu vốn lưu động.

- Do một số nguyên nhân khách quan khác.

Tuy nhiên đến quý I/2006 doanh thu của công ty tăng mạnh, từ 25.567 triệu đồng năm 2005 lên 70.482 triệu đồng quý I/2006 (tăng 2,8 lần). Theo bảng kê theo dõi doanh thu tiêu thụ của khách hàng cung cấp thì tổng doanh thu thực hiện từ 01/01/2006 đến 27/06/2006 của công ty đạt 144.872 triệu đồng, trong đó doanh thu chuyển về SCB là 38.849 triệu đồng (chiếm khoảng 28% tổng doanh thu). Với giá bán 6,5 – 7 triệu đồng/ tấn, công suất hoạt động của nhà máy khoảng 45.000 tấn/năm. Qua đó cho thấy hoạt động của nhà máy đang dần đi vào ổn định và phát triển. Theo thông tin khách hàng, sản phẩm của công ty đang ngày càng được khẳng định trên thị trường, công ty đang ngày càng ký được nhiều hợp đồng đầu ra với khối lượng lớn và khả năng năm 2006 sẽ có lãi.

c, Phân tích các chỉ tiêu tài chính

* Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán:

Chỉ tiêu 2004 2005 Quý I/2006 - Hệ số thanh toán hiện hành 1.64 0.92 0.84

- Hệ số thanh toán nhanh 1.53 0.73 0.54 VLĐ ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn 27,56 (9,630) (28,385)

Khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm từ 2004 đến nay, tài sản lưu động tăng qua các năm nhưng không tăng nhanh bằng khoản mục nợ ngắn hạn, do đây là giai đoạn công ty đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép nên việc tăng lên của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp. Khả năng thanh toán nhanh trong các năm ở mức bảo đảm (các chỉ số đều > 0,5).

Vốn lưu động ròng của công ty có xu hướng giảm: năm 2004 là 27,56; năm 2005 là -9,630; quý I/2006 là - 28,385. Tài sản lưu động nhỏ hơn nợ ngắn hạn, điều này có thể thấy khả năng thanh toán của công ty bằng việc bán tài sản lưu động không được đảm bảo. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất nên vay ngắn hạn nhiều.

* Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn

Chỉ tiêu 2004 2005 Quý I/2006 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 70% 81% 86%

TSLĐ/Tổng tài sản 35% 38% 42% TSCĐ/Tổng tài sản 65% 61% 57% Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn 30% 19% 14%

Hệ số nợ (nợ phải trả/ tổng tài sản) của công ty tăng qua các năm, hệ số tự tài trợ (vốn CSH/ tổng tài sản) giảm qua các năm cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã giảm xuống. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu giảm đi (năm 2004 là 60,449; năm 2005 là 59,578; quý I/2006 là 48,882), còn tổng tài sản lại tăng lên (năm 2004 là 200,391; năm 2005 là 308,884; quý I/2006 là 341,733), tài sản tăng lên chủ yếu là do vay nợ ngắn hạn.

Hệ số cơ cấu tài sản lưu động tăng dần qua các năm: năm 2004 là 35%; năm 2005 là 38%; quý I/2006 là 42%, chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn cũng đang được điều chỉnh hợp lý.

* Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Chỉ tiêu 2004 2005 Quý I/2006 - Vòng quay vốn lưu động 0.02 0.2 0.5

- Vòng quay khoản phải thu 0.02 0.30 0.72

Vòng quay của vốn lưu động và vòng quay của hàng tồn kho cũng đang bắt đầu tăng dần sau một thời gian nhà máy đi vào hoạt động chính thức: trung bình vòng quay của VLĐ là 0,5 vòng/năm và vòng quay hàng tồn kho khoảng 1,2 vòng/năm thì đến quý I/2006, vòng quay của VLĐ đã tăng lên 0,5 (tương ứng với 2 vòng/năm), vòng quay hàng tồn kho 1,5 (tương ứng với 6 vòng/năm).

* Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Chỉ tiêu 2004 2005 Quý I/2006

- LNST/ VCSH - 0.1% - 1% - 0.3%

- LNST/Tổng tài sản - 0.03% - 0.2% - 0.04%

- LNST/ doanh thu -5% -3% - 0.2%

* Đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu -89% 1827% 176% - Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận -4388% 995% -78%

Mặc dù lợi nhuận sau thuế âm dẫn đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lời nhỏ hơn 0 nhưng theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dự đoán xu hướng trong năm tới công ty sẽ làm ăn có lãi.

Kết luận: Do công ty đang trong quá trình bắt đầu vận hành sản xuất và hoàn

Một phần của tài liệu TAICHINH (24) (Trang 39 -50 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×