Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nộ

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 41 - 44)

Theo quyết định 60/2002/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 2010: Thủ đô Hà Nội là trung tâm

2.3.5Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nộ

a. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội UBND Thành phố

Các đơn vị vận tải buýt: Tổng công ty vận tải Hà Nội, …

Sở giao thông công chính

Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Phòng quản lý vận tải

Phòng quản lý phương tiện Phòng quản lý giao thông thành phố

Thanh tra giao thông thành phố Các công ty khai thác taxi

Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt Sơn Tây – Xuân Mai

Các đơn vị khai thác vận tải khác Quan hệ hành chính

Quan hệ hoạt động khai thác

Sở Công An

Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội Đội cảnh sát giao thông

Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông

“Nguồn: Báo cáo luận án tiến sĩ “Quản lý GT trong các đô thị phụ thuộc xe máy” của TS Khuất Việt Hùng”

b. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý GTVT

Sở giao thông công chính

Chức năng: Sở GTCC Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành giao thông vận tải và công trình đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở GTCC chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của bộ giao thông vận tải và bộ xây dựng.

Nhiệm vụ:

- Căn cứ vào hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố từng thời kỳ, hướng dẫn ngành, các cấp đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm về xây dựng, cải tạo, sử chữa các công trình GTVT và công trình đô thị của địa phương, mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn.

- Tham gia với sở kế hoạch và đầu tư bố trí cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông vận tải và các công trình đô thị, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.

- Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện các chính sách, luật lệ, quy định của nhà nước và UBND thành phố về xây dựng, khai thác, bảo quản và sửa chữa hệ thống công trình GTVT thủy, bộ, các công trình đô thị được UBND thành phố phân công quản lý.

- Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra và kiến nghị với UBND thành phố về các chính sách, luật lệ, quy định phù hợp với tình hình địa phương. Được ủy nhiệm cấp giấy phép cho các đối tượng có yêu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa có liên quan đến hệ thống các công trình GTVT, công trình đô thị.

Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt Sơn Tây – Xuân Mai

- Quản lý vốn ngân sách do thành phố giao hàng năm và giao thầu cho các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình GTVT, các công trình đô thị về hè đường, các bến tàu xe; cấp thoát nước; vệ sinh, cây xanh, công viên, vườn thú, chiếu sáng công cộng.

- Hướng dẫn các quận huyện, thị xã tổ chức và quản lý các tổ chức vận tải ngoài quốc doanh. Được ủy nhiệm tổ chức đăng ký, kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện vận tải tùy theo phân cấp của Bộ và thành phố.

- Quản lý, lưu trữ, chỉnh lý các hồ sơ về hệ thống công trình giao thông vận tải, công trình do sở quản lý nhằm phục vụ cho việc xây dựng và cải tạo thành phố và đáp ứng các yêu cầu của các cấp, các ngành trung ương và thành phố.

- Quản lý, tổ chức cán bộ theo phân cấp các ngành trung ương và thành phố.

Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Chức năng:

- Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng giúp giám đốc sở tổ chức và điều hành giao thông trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức triển khai vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch và biểu đồ luồng tuyến VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng tháng, quý, năm; giám sát việc thực hiện luồng tuyến, biểu đồ.

- Xây dựng cơ chế chính sách về VTHKCC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho các đơn vị vận tải tham gia VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện.

- Quản lý các nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của thành phố, sở GTCC Hà Nội trong việc thực hiện VTHKCC bằng xe buýt của các đơn vị vận địa bàn thành phố HN.

- Tổ chức đấu thầu các tuyến xe buýt đã được UBND thành phố phê duyệt. - Hướng dẫn các thành phần kinh tế tham gia VTHKCC trên mạng lưới tuyến. - Quản lý nhà nước về hoạt động VTHKCC bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thông tin về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và taxi trên địa bàn thành phố.

Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt Sơn Tây – Xuân Mai c. Thực trạng công tác quản lý giao thông đô thị của thủ đô Hà Nội

- Về yếu tố con người: Tỷ lệ được đào tạo có chuyên môn liên quan đến quản lý giao thông đô thị và đang làm đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ không cao. Đa số các cán bộ làm công tác quản lý giao thông lại chưa qua các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao.

- Về yếu tố điều kiện làm việc: Hầu hết các cơ quan làm việc trong điều kiện mặt bằng hạn chế, thiếu các phương tiện đi lại phục vụ kiểm tra và công tác, thiếu các phương tiện phục vụ thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

- Về mặt đời sống: Do các đơn vị quản lý là các đơn vị sự nghiệp hành chính thuần túy, ngoài nguồn ngân sách hạn hẹp, đa số các cán bộ quản lý giao thông không có thu nhập thêm, ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống và làm việc.

- Việc quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch GTĐT TP HN trong nhiều thập kỷ qua bị buông lỏng hoặc có làm nhưng manh mún. Lãnh đạo ngành và TP chưa có biện pháp đầu tư, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học trong GTĐT. Do vậy các phương tiện đã phát triển tự phát, đưa đến tình trạng lộn xộn và quá tải không thể kiểm soát nổi như hiện nay.

- Cơ chế quản lý xe buýt hiện nay chưa phù hợp, thực chất còn chạy theo doanh thu, chưa gắn chặt với chỉ tiêu chất lượng

- Việc quản lý các bến xe công cộng còn chưa tốt, vẫn còn tình trạng người tìm xe, xe khách thì dừng bắt khách ở mọi nơi, mọi chỗ tạo nên sự mất trật tự ở các bến xe.

- Việc giáo dục luật GTĐB và ý thức kỷ luật, tinh thần phục vụ hành khách cho các lái phục xe buýt, taxi…chưa được đề cao.

- Hậu quả của những tồn tại yếu kém trên đây trong công tác quản lý, tổ chức hệ thống GTĐT là gây lên ba vấn đề nan giải và bức xúc ở Hà Nội, đó là: tình trạng ùn tắc giao thông, thường xuyên xảy ra tai nạn và mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 41 - 44)