Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 35 - 37)

Theo quyết định 60/2002/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 2010: Thủ đô Hà Nội là trung tâm

2.1.2Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh

a. Hệ thống bến xe liên tỉnh

- Bến xe phía Tây (Mỹ Đình): Phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Tây- Bắc và ngược lại. Có diện tích 30.000m2 thuộc địa bàn xã Mỹ Đình - Hà Nội. Lượt xe trung bình là 280 xe/ngày, lượng HK bình quân là 2350 HK/ngày .

- Bến xe phía bắc (Gia Lâm): Có diện tích là 11468,5m2 thuộc quận Long Biên - HN. Lượt xe trung bình trong ngày là 300 xe/ngày, lượng HK trung bình là 855 HK/ngày.

- Bến xe phía Nam (Giáp Bát): Có diện tích 36000 m2 thuộc địa bàn phường Giáp Bát- Hoàng Mai -Hà Nội. Bến xe phía Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Hà Nội đi các tỉnh: Thái Bình, Nam Định,các tỉnh phía Nam Hà Nội cho đến các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Số lượng khách bình quân 390 xe/ngày, lượng hành khách bình quân là 6440 HK/ngày.

- Trạm Thanh Xuân (bến đi Sơn La): Có diện tích 400m2, phục vụ hành khách đi Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Năng lực thông qua của bến là 60 xe/ngày. Tổng lượt khách ra vào bến khoảng 200 HK/ngày.

- Bến xe Lương Yên: Được xây dựng nhằm giải tỏa cho bến xe Gia Lâm ở mạn phía Bắc của thành phố với diện tích 10200m2.

- Ngoài ra còn có các bến xe nhỏ khác như: Bến xe Nước Ngầm, bến xe Hà Đông,,bến xe Sơn Tây…

Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt Sơn Tây – Xuân Mai b. Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố

Toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội – sở GTCC đang quản lý126 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe.

Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố.

Hình 2.3. Cơ cấu bãi đỗ xe theo loại hình phương tiện hiện nay tại Hà Nội

Diện tích đỗ xe của thành phố Hà Nội mới đạt 160nghìn m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 10% nhu cầu đỗ xe. Các điểm đỗ xe công cộng ở Hà Nội:

- Bến xe Nam Thăng Long: Đây là điểm đầu cuối được thiết kế chuẩn dành riêng cho xe buýst công cộng, là điểm đầu cuối của 4 tuyến xe buýt.

- Bến xe Hà Đông: đây là điểm trung chuyển lớn giữa vận tải liên tỉnh phía Đông và vận tải nội đô. Đây là điểm đầu cuối của 5 tuyến xe buýt.

- Điểm đỗ xe Kim Ngưu: Đây là điểm đầu cuối của 3 tuyến xe buýt, diện tích tương đối rộng đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn hiện nay.

- Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư: Đây là điểm trung chuyển tạm thời của 6 tuyến xe buýt do vị trí không thuận lợi .

- Điểm đỗ xe Long Biên: Đây là điểm trung chuyển lớn nhất của mạng lưới xe buýt Hà Nội. Hiện nay là điểm đầu cuối của 8 tuyến xe buýt và có 8 tuyến thông qua.

- Điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ: Đây là điểm đỗ xe buýt mới được quy hoạch. Tuy nhiên mới là điểm đầu cuối của tuyến xe buýt số 23.

- Điểm đỗ xe Nội Bài: Điểm đỗ xe này nằm ở khuôn viên của sân bay Nội Bài, thuận lợi cho hành khách từ sân bay đi vào nội thành.

- Điểm đỗ xe Ga Hà Nội: Đây là điểm trung chuyển quan trọng phục vụ hành khách từ Ga Hà Nội đi các nơi.

- Bến xe Kim Mã: Có diện tích 3724m2. Trước đây, nó là một bến xe phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Nó nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thường xuyên làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông. Hiện nay bến xe Kim Mã chỉ là điểm đỗ dành riêng cho xe buýt .

Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt Sơn Tây – Xuân Mai

Một phần của tài liệu Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 35 - 37)