Có chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả

Một phần của tài liệu 460 Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 130)

IV. Một số giải pháp đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp siêu thị

4.7. Có chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả

Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của siêu thị. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần xây dựng cho mình các ch−ơng trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác huấn luyện nhân viên phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời chuyên gia giảng dậy cho một khóa đào tạo. Tạo bầu không khí thoải mái nh−ng nghiêm túc trong khi làm việc. Tạo tâm lý yên tâm cho ng−ời lao động, giảm áp lực lĩnh vực và chú ý đến chế độ lao động. Các siêu thị cũng cần chú ý đặc biệt đến việc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm đ−ợc đào tạo bài bản về chuyên môn. Hơn nữa, cần chuyên môn hóa trong công việc, tránh chồng chéo, ôm đồm.

Nhân viên siêu thị cần nhiều nghiệp vụ khác nhau vì vậy cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại nhân viên theo từng loại vị trí công tác từ đó giúp cho công tác tuyển dụng và đào tạo thuận lợi cho ch−ơng trình đào tạo nhân viên. Đây là vấn đề tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Bán hàng trong siêu thị khác hẳn với hình thức bán hàng theo hình thức truyền thống. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi phải đ−ợc đào tạo cơ bản nh− những ngành nghề khác. Hiện nay, tại Hà Nội có các tr−ờng đào tạo cơ bản nhân viên kinh doanh siêu thị nh− Tr−ờng Trung cấp th−ơng mại, Tr−ờng đào tạo cán bộ của Bộ th−ơng mại, chúng ta có thể thu hút lực l−ợng lao động từ nguồn này.

Ngoài ra, các siêu thị cũng cần tổ chức lại một cách nghiêm túc và khoa học công tác phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo ph−ơng thức hạch toán của kinh doanh hiện đại. Đây là khâu khá yếu của các siêu thị ở Việt Nam, việc đào tạo và triển khai ứng dụng các ph−ơng pháp phân tích có cơ sở khoa học và áp dụng các kiến thức toán kinh tế là một trong kỹ năng này ở những nhà quản lý siêu thị trên thế giới.

Cần xây dựng cho siêu thị của mình một phong cách riêng hay nét văn hoá độc đáo. Đây là một vấn đề rất khó nh−ng sẽ ảnh h−ởng rất lớn đến chất l−ợng và hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Nét văn hoá đặc tr−ng của siêu thị đ−ợc xây dựng trên cơ sở “quan niệm” và “định vị” siêu thị tiên tiến của chủ siêu thị và đ−ợc thể hiện xuyên suốt qua 3 yếu tố hạt nhân của quan niệm siêu thị đó là tập hợp hàng hoá cung cấp sự lựa chọn đa dạng, phong phú, thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng với giá cả cạnh tranh cho phổ hàng hoá đảm bảo chất l−ợng và các tiêu chuẩn VSATTP và ph−ơng thức tự phục vụ văn minh, hiện đại…

122

Tóm lại, tuy mới ra đời nh−ng hệ thống siêu thị ở Việt Nam đang hứa hẹn một t−ơng lại tốt đẹp nhờ tính −u việt của nó. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống ng−ời dân không ngừng đ−ợc nâng cao, lối sống công nghiệp đang dần hình thành và từng b−ớc thay thế lối sống nông nghiệp...là tiền đề cho sự phát triển thành công của các siêu thị tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt đ−ợc kết quả tốt đẹp đó thì rất cần sự nỗ lực học tập, học hỏi và sự sáng tạo của chính các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt tiếp thu những kiến thức, những tri thức mới của nhân loại, kết hợp với những tinh hoa văn hóa của dân tộc để tạo nên những siêu thị Việt Nam. Đó chính là bộ mặt văn minh hiện đại của th−ơng nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thế kỷ 21.

123

Kết Luận

Siêu thị là một loại hình kinh doanh th−ơng mại văn minh, hiện đại đã hình thành và phát triển ở Việt Nam từ 12 năm qua. Sự hình thành và ngày càng phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo ngành th−ơng mại bán lẻ của đất n−ớc và thiết thực góp phần vào việc phát triển th−ơng mại, phát triển kinh tế xã hội đất n−ớc theo h−ớng văn minh, hiện đại.

Với mục đích nghiên cứu thực trạng hệ thống siêu thị hiện nay ở Việt Nam, đánh giá những thành tựu đạt đ−ợc, những khó khăn hạn chế và những vấn đề đặt ra nhằm tìm ra những giải pháp để phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội đất n−ớc trong quá trình hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thời gian tới, Ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện các công việc cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống siêu thị nh− khái niệm, vị trí vai trò, các tiêu chí cơ bản phân biệt siêu thị và các dạng cửa hàng bán lẻ khác, sự cần thiết phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam… Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh siêu thị của một số n−ớc trên thế giới nh− Trung Quốc, Thái Lan và Pháp và cố gắng rút ra những bài học có thể ứng dụng vào việc phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam;

- Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện nay đ−ợc tiến hành trên hai ph−ơng diện cơ bản đó là hiện trạng của bản thân hệ thống siêu thị và hiện trang công tác quản lý nhà n−ớc đối với hoạt động kinh doanh siêu thị;

- Qua phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị của Việt Nam, nhóm tác giả đề tài nhận thấy bên cạnh những thành công và phát triển của hệ thống siêu thị cũng còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm cả trong công tác quản lý Nhà n−ớc đối với kinh doanh siêu thị, cả trong công tác quản trị kinh doanh siêu thị của bản thân các th−ơng nhân. Chúng tôi cho rằng thời gian tới, để phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam cần có các giải pháp sau đây:

Đối với Nhà n−ớc:

- Cần tạo môi tr−ờng pháp lý kinh doanh thông thoáng khuyến khích kinh doanh siêu thị phát triển trong điều kiện cạnh tranh công bằng và tạo điều kiện để các nhà phân phối Việt Nam có đ−ợc cơ sở để cạnh tranh cân sức thông qua việc sớm ban hành một đạo luật về kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam;

- Đổi mới công tác xây dựng chiến l−ợc, quy hoạch, kế hoạch, ch−ơng trình, dự án phát triển thị tr−ờng nội địa nói chung và siêu thị nói riêng để định h−ớng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và l−u thông phân phối...

124

- Tăng c−ờng năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, l−u thông hàng hoá, kinh doanh siêu thị;

- Tăng c−ờng mạng l−ới cơ sở vật chất hạ tầng kể cả hạ tầng thông tin hỗ trợ phát triển siêu thị;

- Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hệ thống siêu thị trong n−ớc: chính sách tài chính, đầu t−, tín dụng, thuế khuyến khích phát triển siêu thị; Phát triển mạng l−ới cơ sở hạ tầng th−ơng mại, mặt bằng kinh doanh siêu thị; Khuyến khích hỗ trợ hình thành các hiệp hội siêu thị Việt Nam và xây dựng năng lực chuyên môn cho Hiệp hội; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực...

Đối với các doanh nghiệp:

+ Cần thay đổi nhận thức và t− duy, xây dựng phong cách của nhà quản lý và điều hành một dạng cửa hàng văn minh, hiện đại. Cần có sự am hiểu sâu sắc về siêu thị và năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng hiện đại;

+ Điều quan trọng là phải xây dựng cho mình một chiến l−ợc kinh doanh siêu thị mang tính bền vững, phù hợp với cơ chế kinh tế thị tr−ờng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

+ Cách tiếp cận để bán hàng hiệu quả nhất là doanh nghiệp cần xuất phát từ ng−ời tiêu dùng, nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu và hành vi mua sắm của ng−ời tiêu dùng để thiết kế các chiến l−ợc và chính sách kinh doanh cho phù hợp và hiệu quả về các mặt lựa chọn tập hợp hàng hoá phù hợp và đảm bảo chất l−ợng, VSATTP, tạo không gian tiện nghi, không khí thân thiện, thoải mái cho ng−ời mua sắm, nâng các thủ thuật tr−ng bày sắp xếp hàng hoá nên thành nghệ thuật hấp dẫn khách hàng và khuyến khích các hành vi mua hàng ngẫu hứng, có chính sách giá cả tối −u trong quan hệ với chất l−ợng hàng hoá, thực hiện chính sách quan hệ với khách hàng và xúc tiến bán hàng lành mạnh theo 3 định h−ớng: thu hút khách hàng đến siêu thị, khuyến khích ng−ời tham quan trở thành ng−ời mua sắm của siêu thị và khuyến khích sự trung thành của khách hàng với siêu thị …

Nhân đây, ban chủ nhiệm đề tài xin đ−ợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Vụ Kế hoạch và Đầu t−, Bộ Th−ơng mại, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Th−ơng mại về sự h−ớng dẫn và tạo thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Viện, bạn bè và đồng nghiệp đã tích cực tham gia và đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thiện đề tài ./.

Danh mục tài liệu tham khảo I. Tiếng Anh

1. Philips Kotler (1961), “Fundamental marketing”, 2th Edition,

Một phần của tài liệu 460 Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)