I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc Phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam
1.3. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống siêu thị ở n−ớc ta
1.3.1. Cơ hội
1.3.1.1. Quy mô thị tr−ờng lớn, tăng tr−ởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập đầu ng−ời tiếp tục đ−ợc cải thiện là cơ hội thị tr−ờng to lớn cho phát triển hệ thống siêu thị ở Việt nam:
Với những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt đ−ợc sau hai kỳ kế hoạch 5 năm. Kinh tế Việt Nam đã có xuất phát điểm cao hơn và tiếp tục đà tăng tr−ởng nhanh và ổn định cho tới 2010. Thực hiện những mục tiêu của chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, thị tr−ờng nội địa Việt Nam là một trong những thị tr−ờng đầy tiềm năng cho phát triển hệ thống siêu thị. Tr−ớc hết là quy mô dân số hơn 83 triệu dân năm 2005 đứng vào hàng 14 trên thế giới hiện nay dự kiến sẽ lên tới 88 triệu ng−ời vào năm 2010. Quy mô dân số lớn kết hợp với sự thay đổi phân bố dân c− theo h−ớng đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng, giảm dân c− sống ở nông thôn, kết hợp với l−ợng khách du lịch quốc tế và vãng lai dự kiến sẽ tăng mạnh thời gian tới,.…sẽ là lực hấp dẫn lớn đối với phát triển kinh doanh siêu thị.
Thu nhập bình quân đầu ng−ời của Việt Nam đã tăng mạnh thời gian qua và đạt 640 USD vào 2005. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 2006 -2010
90
là thu nhập đầu ng−ời sẽ tăng gấp đôi. Nh− vậy đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu ng−ời của Việt Nam có thể đạt trên 1200 USD và với những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, chúng ta có thể giả sử rằng mức thu nhập trung bình của ng−ời dân ở thành phố vẫn gấp từ 2 đến 3 lần mức thu nhập trung bình của toàn xã hội nh− hiện nay, lúc đó, thu nhập trung bình của dân c− đô thị có thể đạt 2500 – 3600 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam sẽ hấp dẫn bất cứ nhà đầu t− kinh doanh siêu thị xuyên quốc gia nào.
1.3.1.2. Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hoá, đô thị hoá của ng−ời Việt Nam
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất n−ớc diễn ra mạnh mẽ thời gian tới sẽ tác động làm thay đổi thói quen và lối sống của ng−ời Việt Nam đặc biệt với tầng lớp trẻ.
Theo Đề án quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, thành phố sẽ đ−ợc mở rộng theo h−ớng tập trung phát triển các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh. Dự kiến đến năm 2010, Thành phố sẽ sẽ tập trung đầu t− xây dựng thêm từ 12 – 15 khu dân c− mới theo đúng tiêu chuẩn của đô thị hiện đại…
ở Hà nội, tình hình diễn ra cũng t−ơng tự. Mỗi năm, hàng loạt các khu công nghiệp đ−ợc xây dựng, các khu đô thị mới cũng mọc lên rất nhanh không chỉ ở ven đô mà còn mở rộng cách trung tâm thành phố tới 20 - 25 km. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố khác cũng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Nếp sống đô thị và nếp sống công nghiệp dần đ−ợc mở rộng đến các vùng ngoại ô. Việc mở rộng và phát triển nhiều khu công nghiệp và khu đô thị, khu chung c− mới đang là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu t− kinh doanh siêu thị.
Kết hợp với các yếu tố khác, có thể nói đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh doanh siêu thị ở Việt Nam.
1.3.1.3. Cơ hội đến từ những −u thế của kinh doanh siêu thị- một ngành kinh doanh văn minh, hiện đại:
Tổng mức bán lẻ toàn xã hội năm 2004 đạt 372,5 ngàn tỉ đồng tăng 19,98% so với năm 2003.Năm 2005 dự kiến tăng 18,6% và đạt 450 ngàn tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn xã hội dự đoán sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm 14% thời kỳ 2006 -2010. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng nhanh cả về tốc độ và giá trị đỏi hỏi phải có một mô hình bán lẻ hiện đại để đáp ứng nhu cầu mua sắm của toàn xã hội. Nhu cầu mua sắm lớn khiến cho các loại hình bán lẻ truyền thống nh− các chợ hoặc các cửa hiệu nhỏ lẻ truyền thống khó thực hiện đ−ợc, khi đó, siêu thị với những −u thế v−ợt trội của mình là đơn vị bán lẻ hiện đại, khối l−ợng lớn sẽ có nhiều cơ hội phát triển trên thị tr−ờng ở Việt Nam thời gian tới.
91
Hơn nữa, với nếp sống công nghiệp đang dần đ−ợc hình thành, tỉ lệ phụ nữ đi làm cao, thời gian dành cho mua sắm ngày th−ờng sẽ ít đi, nếp sống công nghiệp đang dần hình thành. Loại hình phân phối, phục vụ, tổ chức kinh doanh cũng phải đa dạng, phong phú, tiện dụng hơn, đan xen cùng tồn tại nhằm đáp ứng mọi nhu cầu: cả đối t−ợng và thời gian mua sắm. Nếu nh− tr−ớc kia phần lớn hàng tiêu dùng hàng ngày đ−ợc mua tại các chợ truyền thống với nhiều điều kiện về vệ sinh môi tr−ờng, an toàn thực phẩm không đảm bảo, thì giờ đây một bộ phận ng−ời tiêu dùng đặc biệt là ng−ời tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang mua sắm tại các siêu thị, nơi khắc phục đ−ợc những nh−ợc điểm vốn có của các chợ truyền thống. Mặt khác nếu so sánh về khối l−ợng và chủng loại hàng hóa l−u thông qua chợ và qua siêu thị ta có thể thấy hàng hóa ở siêu thị phong phú và đa dạng hơn nhiều do đó ng−ời tiêu dùng có thể dễ dàng mua đ−ợc phần lớn hàng hóa mà mình cần tại các siêu thị. Mặt khác về hình thức và cách thức mua bán tại các siêu thị cũng đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều so với các chợ truyền thống.
1.3.1.4. Cơ hội đến từ hội nhập kinh tế quốc tế:
Việc quốc tế hoá ngành th−ơng mại bán lẻ của các quốc gia và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới, bên cạnh việc tạo ra những thách thức to lớn cho sự phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam thì những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem đến là không nhỏ. Đó là những bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh siêu thị hiện đại cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Đó là sự cọ sát, rèn giũa để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cho doanh nghiệp sự tự chủ và sáng tạo và đạt đ−ợc trình độ chuyên môn hoá cao trong kinh doanh để phát triển về lâu dài. Đó cũng chính là những cơ hội giảm chi phí, tiếp thu công nghệ, thông tin và tri thức về bán lẻ của thế giới và tăng c−ờng ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng và phát triển th−ơng mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam…
Thông qua hội nhập, hệ thống siêu thị của Việt Nam không những có cơ hội ở thị tr−ờng trong n−ớc mà còn có thể thâm nhập thị tr−ờng bán lẻ n−ớc ngoài, chia sẻ đ−ợc rủi ro, mở rộng đ−ợc thị tr−ờng để phát triển nhanh hơn…
Cùng với quá trình mở cửa hội nhập, siêu thị có nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, các siêu thị trong n−ớc cũng gặp phải không ít thách thức do sự yếu kém trong kinh doanh cũng nh− do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ n−ớc ngoài.