Về sự phát triển củahệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu 460 Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 42)

II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh siêu thị của một số n−ớc trên thế giớ

2.2.1. Về sự phát triển củahệ thống siêu thị

- Siêu thị chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ hàng hoá của các quốc gia. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và thu nhập theo đầu ng−ời càng cao thì hệ thống siêu thị càng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn và vai trò của các hệ thống siêu thị càng đ−ợc tăng c−ờng cùng với sự hiện diện và chi phối của các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia. Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống siêu thị các n−ớc Trung Quốc, Thái Lan và Pháp đã cho chúng ta thấy rõ điều này. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống siêu thị không phải là vô hạn, đạt tới một trình độ phát triển nhất định, hệ thống siêu thị sẽ trở nên bão hoà. Hơn nữa, các siêu thị cũng không phải có −u thế tuyệt đối trong cạnh tranh, nên sự phát triển của

37

siêu thị cũng không thể thay thế đ−ợc các hình thức th−ơng mại truyền thống và hiện đại khác.

- Siêu thị chỉ ra đời và phát triển khi trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đã đạt đ−ợc mức độ nhất định. Theo một nghiên cứu của tập đoàn Carrefour, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời ở một đô thị châu á phải đạt tối thiểu 1000 USD/năm thì một nhà phân phối mới nên nghĩ đến việc mở một siêu thị tại đó và để mở một đại siêu thị, mức thu nhập đầu ng−ời ít nhất phải đạt 2000 USD. Điều này giải thích vì sao hệ thống siêu thị đã rất phát triẻn ở Pháp, trong khi ở các n−ớc đang phát triển Thái Lan, Trung Quốc siêu thị mới phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây.

- Trong xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới nh− hiện nay, các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia ngày càng giữ vai trò quan trọng trong th−ơng mại bán lẻ của thế giới với việc tăng vị thế của nhà phân phối so với nhà sản xuất và sự xuất hiện ngày càng nhiều các th−ơng hiệu của nhà phân phối thay thế cho th−ơng hiệu của các nhà sản xuất…

- Việc phát triển hệ thống bán lẻ văn minh hiện đại mà tiêu biểu là siêu thị góp phần quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống phân phối và kích thích phát triển sản xuất, làm tăng lợi ích cho ng−ời tiêu dùng ở các n−ớc đang phát triển. Siêu thị cũng giúp các nhà sản xuất trong n−ớc tiêu chuẩn hoá hàng hoá của mình (bao bì, tiêu chuẩn chất l−ợng, hệ thống bảo quản, vận tải…) nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị tr−ờng xuất khẩu để từ đó dễ dàng xuất khẩu hơn.

Một phần của tài liệu 460 Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)