Về phía ngành

Một phần của tài liệu 498 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty AGFISH giai đoạn 2005-2010 (Trang 63)

- Thực hiện nghiêm túc thỏa thuận tại Hội nghị 14/12/2004 ở An Giang về tên cho cá tra, cá basa; chấm dứt tình trạng lấy tên basa để gọi cá tra vì đây thực chất là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Về lâu dài, cần cĩ giải pháp thích hợp để phát triển cá Basa, một loại “đặc sản” của Việt Nam.

- Ban điều hành cá Tra, Basa cần phối hợp với VASEP và Bộ Thủy Sản tổ chức cho các doanh nghiệp ngồi lại bàn biện pháp phối hợp hoạt động, thiết lập mặt bằng giá, thống nhất tên gọi, nhãn mác và đăng ký cơng khai mẫu bao bì xuất khẩu để cùng phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh mang tính triệt hạ nhau như giai đoạn vừa qua. Sự ra đời và hoạt động hữu hiệu của Ban điều hành cĩ ý nghĩa quyết định đến việc liệu Việt Nam cĩ khả năng xây dựng thành cơng một ngành cơng nghiệp cá Tra, cá Basa vững mạnh, cĩ sức chi phối thị trường thế giới hay khơng.

- Sớm đưa hệ thống mạng lưới quốc gia quan trắc mơi trường phục vụ nuơi thủy sản vào vận hành để kiểm sốt mơi trường nước của vùng nuơi cá.

- Thơng tin rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng về diễn biến mơi trường để hạn chế mức thiệt hại cho nghề nuơi cá, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành.

3.4.2. Các tổ chức khác

- Các ngân hàng nên cho ngư dân vay khoảng 50% vốn đầu tư vì mỗi hecta ao hầm phải phải đầu tư đến 1,0- 1,2 tỷ đồng. Mỗi vụ nuơi trung bình mỗi hộ cần 300- 600 triệu đồng. Trong khi đĩ, các ngân hàng chỉ cho vay khoảng 10- 20% vốn đầu tư và phải cĩ tài sản thế chấp nên đa phần các hộ nuơi phải vay tư nhân với lãi suất 2- 6%/tháng, làm tăng giá thành nuơi cá nên giá bán của ngư dân cũng tăng lên.

KẾT LUẬN

Mơi trường kinh doanh quốc tế ngày nay biến động khơng ngừng và ngày càng trở nên phức tạp. Trong những năm gần đây, thực tiễn phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa là một minh họa sinh động cho nhận định đĩ.

Trong bối cảnh đĩ, một cơng ty- cho dù đang nằm trong nhĩm dẫn đầu ngành như Agifish- cũng khơng thể cứ dựa mãi vào những lợi thế cạnh tranh cũ như vị trí địa lý, vị thế người đi trước… Để giữ vững vị trí của mình, Agifish cần nỗ lực xây dựng các lợi thế cạnh tranh cĩ tính độc đáo và bền vững như: khả năng nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm, khả năng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, kênh phân phối mạnh…Để xây dựng được các lợi thế đĩ, Agifish phải thật năng động, sáng tạo trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình và lựa chọn những chiến lược tốt nhất, phù hợp nhất với cơng ty để thực hiện.

Qua quá trình phân tích, ta thấy cơng ty Agifish nên lựa chọn áp dụng các chiến lược sau:

- Chiến lược kết hợp về phía trước: mục tiêu là kiểm sốt chặt chẽ hơn kênh phân phối sản phẩm cho cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

- Chiến lược kết hợp về phía sau: mục tiêu là kiểm sốt chặt chẽ nguồn cung cấp cá tra, cá basa nguyên liệu.

- Chiến lược thâm nhập thị trường: quan trọng nhất là thị trường nội địa và các thị trường nhập khẩu lớn truyền thống như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Hongkong và Singapore.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: tiếp tục nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chế biến mới cĩ khẩu vị phù hợp với thị hiếu từng thị trường.

Với việc đề ra hệ thống các chiến lược kinh doanh cho cơng ty Agifish, tơi mong muốn gĩp phần làm cho ngành chế biến cá tra, cá basa Việt Nam phát triển mạnh mẽ và ổn định hơn trong thời gian tới. Riêng cơng ty Agifish, tơi hy vọng rằng các chiến lược tơi đề ra cĩ thể giúp cơng ty phát triển ổn định và duy trì được vị trí là một cơng ty hàng đầu trong ngành thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu 498 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty AGFISH giai đoạn 2005-2010 (Trang 63)