Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu 498 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty AGFISH giai đoạn 2005-2010 (Trang 26 - 30)

™ Xác định phạm vi ngành

“Ngành” được xác định chỉ bao gồm các cơng ty cĩ chế biến cá tra, basa vì:

- Chỉ cĩ 60 trong số 405 doanh nghiệp của ngành thủy sản Việt Nam cĩ chế biến cá tra, basa. Do nguyên liệu tập trung ở ĐBSCL nên doanh nghiệp ở các vùng khác khĩ cĩ điều kiện tham gia chế biến cá tra, basa.

- Cá Tra, cá Basa- cùng với tơm- đã tạo được cho mình vùng nguyên liệu và thị trường riêng với quy mơ tương đối lớn.

™ Tình hình phát triển của ngành chế biến cá Tra, Basa

Ngành cĩ tiềm năng lớn và đang phát triển nhanh: trước năm 1995 chỉ cĩ Agifish tham gia ngành, nay cĩ 60 doanh nghiệp; năng lực chế biến tăng từ 3.000 lên 100.000 tấn/năm và cịn tăng nhanh vì cĩ nhiều nhà máy cơng suất lớn đang được xây dựng; thị trường tiêu thụ được mở rộng từ 2 lên 45 nước.

™ Xác định đối thủ cạnh tranh

Ta cĩ thể tạm chia các doanh nghiệp trong ngành thành ba nhĩm:

Nhĩm 1: các cơng ty cĩ khả năng cạnh tranh mạnh: Agifish, Nam Việt (An Giang),

Vĩnh Hồn (Đồng Tháp), Cataco (Cần Thơ).

Nhĩm 2: các cơng ty giàu tiềm năng: Cafatex (Hậu Giang), Afiex, Tuấn Anh (An

Giang), Pattaya, Thuận Hưng (Cần Thơ), Kim Anh (Sĩc Trăng), QVD (TP.HCM), Hùng Vương (Tiền Giang), IMEX Cửu Long (Vĩnh Long).

Nhĩm 3: các cơng ty khác: Afasco, Thuận An (An Giang), Việt Hải, Mekongfish

(Cần Thơ), Docifish, Thanh Hùng (Đồng Tháp), Út Xi (Sĩc Trăng)…

Sức mạnh tương đối của các đối thủ trong cùng nhĩm khơng quá chênh lệch, nhưng giữa các nhĩm lại rất đáng kể. Chỉ riêng 6 cơng ty dẫn đầu ngành đã chiếm đến 80% thị phần, hơn 54 cơng ty cịn lại chỉ cĩ 20% (xem biểu đồ 2-2).

Biểu đồ 2-2: Thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa của các cơng ty năm 2004 Vĩnh Hoàn 10% Khác 20% Afiex 5.0% Agifish19.3% Cafatex 1.8% Cataco 14.2% Nam Việt 25.0%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn

Vậy, đối thủ cạnh tranh chính của Agifish là các cơng ty nằm trong nhĩm 1. ™ Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính

(1) Nam Việt (Navico, An Giang)

¾ Các hoạt động chiến lược đáng chú ý

Nam Việt đang áp dụng các chiến lược: Xâm nhập thị trường (đặc biệt là EU), phát triển thị trường, liên kết ngược chiều (lập câu lạc bộ nguyên liệu và ký hợp đồng tiêu thụ với ngư dân). Để giữ vững vị trí dẫn đầu ngành chế biến cá Tra, Basa và trở thành một cơng ty thủy sản hàng đầu của Việt Nam, Nam Việt sẽ xây dựng một trung tâm thủy sản ở KCN Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) với các hoạt động: nuơi cá; sản xuất thức ăn cho cá, bột cá; sản xuất fillet và các sản phẩm chế biến từ cá Tra (cơng suất 45.000 tấn thành phẩm/năm). Dự án vừa được triển khai đầu năm 2005.

¾ Điểm mạnh

Cơng sut và th phn: Nam Việt cĩ cơng suất lớn nhất (60.000 tấn thành phẩm/năm) và chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường xuất khẩu (25%).

Kh năng tài chính: Nam Việt cĩ vốn mạnh (xem bảng 2-7).

Bảng 2-7: Vốn pháp định của một số cơng ty trong ngành (Đvt: tỷ đồng) Cơng ty Agifish Nam Việt Cafatex Vĩnh Hồn

Vốn 167,499 198,435 230,712 79,641

Ghi chú: với Agifish: là mức vốn hĩa trên thị trường chứng khốn. Nguồn: Số liệu đầu tư 13 tỉnh thành ĐBSCL, Viện nghiên cứu kinh tế trung ương.

Kh năng qun lý nguyên liu: nhờ nằm ở An Giang và ký hợp đồng bao tiêu với ngư dân nên Nam Việt đã tạo ra được nguồn cung nguyên liệu ổn định.

Sc cha kho lnh: kho lạnh của Nam Việt (6.000 tấn) cĩ sức chứa vượt xa các cơng ty khác nên họ cĩ thể mua nguyên liệu lúc giá ở mức thấp để tồn trữ, giúp giảm chi phí mua nguyên liệu, bù đắp điểm yếu do chi phí phân xưởng cao.

H thng khuyến khích nhân viên tt: Nam Việt trả thù lao cao và cĩ nhiều chế độ

phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên (đặc biệt là xây dựng nhà ở cho cơng nhân). ¾ Điểm yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kh năng qun lý cht lượng: tương tự Agifish, Nam Việt cũng thiếu một số máy mĩc kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh.

Kh năng nghiên cu và phát trin: Do chủ trương tăng nhanh doanh thu nên cơng

ty chưa đầu tư thích đáng cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Kết quả là Nam Việt chưa cĩ khả năng sản xuất sản phẩm chế biến từ cá Tra.

Kênh phân phi th trường ni địa: chưa cĩ kênh phân phối ở nội địa.

Chi phí sn xut cao (xem bảng 2-4)

Marketing: hoạt động đơn điệu (xem bảng 2-8). Nam Việt chỉ lập trang web (nội dung cịn nghèo nàn) và tham gia một số hội chợ thủy sản trên thế giới.

Bảng 2-8: Hình thức Marketing của các cơng ty chế biến cá Tra, Basa Hội chợ, hội thảo

TT Cơng ty Báo Trang

Web Trong nước Ngồi nước

Truyền thanh Truyền hình Tài trợ 1 Agifish X X X X X 2 Afiex X X X X X X 3 Nam Việt X X 4 Vĩnh Hồn X X X X 5 Cataco X X X X X 6 Cafatex X (*) X X

(*) Trang Web của Cafatex đã ngưng hoạt động hơn một năm để nâng cấp. Nguồn: Chi cục thủy sản An Giang, báo và internet.

Thương hiu: Nam Việt được biết đến nhiều ở thị trường nước ngồi nhưng mức độ nhận biết thương hiệu ở trong nước yếu.

(2) Vĩnh Hồn (Đồng Tháp)

¾ Các hoạt động chiến lược đáng chú ý

Các chiến lược đang áp dụng: xâm nhập thị trường (đặc biệt là EU và nội địa), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, liên kết ngược chiều (lập câu lạc bộ nguyên liệu và xây dựng vùng nuơi cá an tồn tại Cao Lãnh, Thốt Nốt). Vĩnh Hồn đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa bằng sản phẩm chế biến.

¾ Điểm mạnh

Am hiu Agifish: Giám đốc Vĩnh Hồn là cựu phĩ giám đốc của Agifish

Kh năng nghiên cu: cĩ các chuyên viên giỏi tay nghề, nhiều kinh nghiệm.

Kh năng cnh tranh v giá: nhờ khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và chi phí sản xuất thấp.

Kênh phân phi ni địa: đã thiết lập kênh phân phối ở hai miền Nam, Bắc. ¾ Điểm yếu

Th phn: do cơng suất nhỏ (8.000 tấn/năm), nhưng Vĩnh Hồn đang xây dựng nhà máy mới, hồn thành giữa năm 2005, nâng cơng suất lên 16.000 tấn/năm.

Qun lý cht lượng: thiếu một số máy kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh.

Marketing: chưa tổ chức tốt.

(3) Cataco (Cần Thơ)

Ghi chú: Cataco cĩ 11 đơn vị trực thuộc, kinh doanh nhiều ngành. Tên gọi Cataco ở đây chỉ Xí nghiệp chế biến thực phẩm của Cataco, khơng phải cả cơng ty.

¾ Các hoạt động chiến lược đáng chú ý

Các chiến lược đang áp dụng: xâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, liên kết ngược chiều (lập câu lạc bộ nguyên liệu, xây dựng vùng nuơi cá an tồn). Cataco đang tích cực nâng xây dựng nhà máy mới (12.000 tấn/năm) để nâng cao cơng suất và tăng nhanh thị phần.

¾ Điểm mạnh

Được s h tr ca Chính quyn địa phương: do là doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành Ủy Tp. Cần Thơ. Tuy nhiên, cơng ty sẽ được cổ phần hĩa trong năm 2005 nên những lợi thế và bất lợi này sẽ giảm dần.

Cơng sut ln: hiện 12.000 tấn/năm, sẽ đạt 24.000 tấn/năm từ giữa năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gn cng Cn Thơ: tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng khi xuất khẩu

Qun lý cht lượng: Hệ thống quản lý chất lượng hồn chỉnh và ở gần Nafiquaved 6 Cần Thơ nên Cataco cĩ thuận lợi trong việc kiểm tra kháng sinh, vi sinh đối với nguyên liệu mua vào, hạn chế được tình trạng sản phẩm bị trả về.

¾ Điểm yếu

Marketing: ít quảng cáo, khuyến mại, tài trợ; ít tham gia các hội chợ, hội thảo.

Thương hiu: vị thế thương hiệu kém, chưa chú ý xây dựng thương hiệu.

Kênh phân phi: chưa cĩ kênh phân phối nội địa, kênh phân phối ở thị trường xuất

khẩu tương đối mỏng.

xa ngun nguyên liu: vì thế phải tốn thời gian và chi phí vận chuyển, nhưng điểm yếu này sẽ mất đi vì lượng nuơi của Ơ Mơn, Thốt Nốt đang tăng nhanh.

Từ sự phân tích trên, ta thiết lập Ma trận Hình ảnh cạnh tranh của Agifish:

Bảng 2-9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Agifish

Agifish Nam Việt Vĩnh Hồn Cataco S TT Các yếu tố thành cơng Mức độ quan trọng Hng Điểm quan trọng H ng Điểm quan trọng H ng Điểm quan trọng H n g Điểm quan trọng 1. Uy tín thương hiệu 0.11 3 0.33 2 0.22 2 0.22 2 0.22 2. Thị phần 0.11 3 0.33 4 0.44 2 0.22 3 0.33 3. Am hiểu thị trường và khách hàng 0.12 4 0.48 3 0.36 3 0.36 3 0.36

4. Kênh phân phối nội địa 0.06 3 0.18 2 0.12 3 0.18 2 0.12 5. Kênh phân phối thị trường xuất khẩu 0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12 2 0.12

6. Khả năng cạnh tranh về giá 0.03 4 0.12 3 0.09 4 0.12 4 0.12 7. Khả năng tài chính 0.03 3 0.09 4 0.12 3 0.09 3 0.09

8. Nghiên cứu và phát triển 0.14 3 0.42 2 0.28 3 0.42 3 0.42 9. Quản lý nguồn nguyên liệu 0.10 3 0.30 4 0.40 3 0.30 3 0.30 10. Quản trị và quản trị nhân sự 0.14 2 0.28 3 0.42 3 0.42 3 0.42

Tổng Cộng 1.00 2.95 2.87 2.75 2.90

™ Nhận xét

Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, ta thấy Cataco (tổng số điểm 2,90) và Nam Việt (2,87) đều rất mạnh. Đối thủ cịn lại, Vĩnh Hồn (2,75), được coi là “kẻ bám đuổi”. Do sự ngập ngừng trong chiến lược nên Vĩnh Hồn tạm thời bị tụt trong cuộc đua, nhưng cơng ty này sẽ sớm trở lại nên Agifish cần đề phịng.

Khi xây dựng chiến lược, Agifish cần tránh chọn “cơng suất” làm ưu thế cạnh tranh chính, vì các đối thủ đều chọn yếu tố đĩ làm ưu thế của họ. Agifish cần khai thác các điểm mạnh then chốt (uy tín thương hiệu, hiểu biết thị trường- khách hàng và khả năng nghiên cứu phát triển) và khắc phục được điểm yếu quan trọng nhất- quản trị và quản trị nhân sự nhằm tạo ra sự khác biệt để cĩ thể vượt lên phía trước.

Một phần của tài liệu 498 Xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty AGFISH giai đoạn 2005-2010 (Trang 26 - 30)