Cấu trúc vốn các công ty cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 46 - 48)

Qua việc chạy hồi quy các số liệu thu thập từ báo cáo tài chính trong giai đoạn năm 2005 đến 2009 của 175 công ty cổ phần được niêm yết trên sàn HOSE, chúng tôi

đưa ra kết quả cấu trúc vốn và các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Bảng 7: Cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam TONGNO NDH NNH VCP Mean 0.256323 0.087430 0.169982 0.488764 Median 0.227000 0.027500 0.112600 0.461100 Maximum 0.862500 0.774600 0.785400 0.997000 Minimum 0.000000 0.000000 0.000000 -0.016300 Std. Dev. 0.213543 0.137748 0.175636 0.227330 Skewness 0.541597 2.306214 1.007082 0.187614 Kurtosis 2.284991 8.453625 3.187842 2.275025 Jarque-Bera 57.06401 1728.184 138.6214 22.57378 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000013 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

¾ Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 25.63%, trong đó có giá trị

cao nhất là 86.25% và cũng có nhiều công ty không sử dụng đòn bẩy. Tỷ lệ này ở các nước G7 có giá trị trung bình là 66% (Mỹ là 66.1%) (Rajan and Zingales, 1995), ở các nước đang phát triển là 51% (Booth et al., 2001) (Trung Quốc có tỷ lệ là 46% theo Chen (2003)). Như vậy, tỷ lệ đòn bẩy ở Việt Nam là rất thấp so với các nước khác điều này chứng tỏ các công ty ở Việt Nam tài trợ chủ yếu bằng vốn cổ phần hơn là nợ.

¾ Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn trung bình của các công ty là 8.74%, trong đó có những công ty không hề sử dụng nguồn tài trợ từ nợ dài hạn, nhưng cũng có những công ty duy trì tỷ

lệ nợ dài hạn khá cao, cao nhất là 77.46%. Tỷ lệ này ở các nước G7 là 41% (Rajan and Zingales, 1995), các nước đang phát triển là 22%(Booth et al., 2001) (Trung Quốc là 7% theo Chen (2003)). Theo đó ta thấy rằng tỷ lệ nợ dài hạn cũng còn khá thấp so với các nước khác. Theo chúng tôi, điều này là do trong giai đoạn khảo sát từ 2005 đến 2009 thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự phát triển. Vì vậy các doanh nghiệp khó có thể phát hành trái phiếu dài hạn trên thị trường do có nhiều hạn chế như chi phí phát hành cao, chưa có tổ chức đánh giá tín dụng chuyên nghiệp…

¾ Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình của các công ty là 16.99%, cũng tương tự như tỷ lệ

nợ dài hạn, có một số công ty không sử dụng nguồn tài trợ này, ngược lại vẫn có những công ty duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn khá cao, cao nhất là 78.54%. Nguồn tài trợ

này được sử dụng nhiều hơn cả nguồn tài trợ từ nợ dài hạn. Như vậy ta thấy rằng nợ ngắn hạn là một nguồn tài trợ nợ tương đối nhiều của các công ty cổ phần tại Việt Nam.

¾ Tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản

Vốn cổ phần vẫn là nguồn tài trợ chính của các công ty, tỷ lệ vốn cổ phần trung bình là 48.87%, trong đó cao nhất là 99.7%, trong số các công ty được khảo sát, chỉ có riêng TRI vào năm 2008 có tỷ lệ vốn cổ phần âm đây là trường hợp đặc biệt do tình trạng kinh doanh thua lỗ đã làm âm vốn chủ sỡ hữu. Loại trường hợp đặc biệt này ra

thì tỷ lệ vốn cổ phần thấp nhất là 3.28%. Tỷ lệ vốn cổ phần ở các nước G7 là 34.43% (Mỹ là 34.1%), các nước đang phát triển là 49%. Như vậy ta thấy rằng ở các nước trên thế giới sử dụng các nguồn tài trợ nợ và vốn cổ phần là tương đối cân bằng, trong khi

đó ở Việt Nam nguồn tài trợ từ vốn cổ phần là nguồn chính chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 46 - 48)