Xác định cấu trúc vốn động

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 35 - 36)

Trong thê giới hoàn hảo, các doanh nghiệp luôn duy trì đòn bẩy muc tiêu. Tuy nhiên, chi phí điều chỉnh có ngăn cản sự điều chỉnh ngay lập tức đến tỷ lệ mục tiêu của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp đánh đổi chi phí điều chỉnh với chi phí điều hành với một đòn bẩy khác đòn bẩy mục tiêu. Họ ước lượng mô hình mà cho phép sự điều chỉnh một phần tỷ lệ nợ ban đầu của doanh nghiệp về phía mục tiêu của nó trong một khoảng thời gian. Những dữ liệu sau đó có thể chỉ ra tốc độđiều chỉnh điển hình.

(3)

Mỗi năm, doanh nghiệp điển hình làm giảm tỷ lệλ của khoảng cách giữa cấu trúc vốn thực tế và cấu trúc vốn mong đợi. Thay (2) vào (3) và sắp xếp lại cho ra một mô hình ước lượng

(4)

Phương trình (4) thể hiện rằng các nhà quản lý sẽ làm nhỏ lại khoảng cách giữa khi tỷ lệ nợ là MRDi,t và khi tỷ lệ nợ là βXi,t. Hơn nữa kỹ thuât này chỉ ra rằng:

ƒ Tỷ lệ nợ thực tế của doanh nghiệp cuối cùng quay về tỷ lệ nợ mục tiêu, βXi,t

ƒ Ảnh hưởng dài hạn của Xi,tđối với tỷ lệ nợđược trình bày bằng cách ước lượng hệ số, chia theo λ.

ƒ Tất cả các doanh nghiệp đều có tốc độđiều chỉnh như nhau (λ)

Phương trình cấu trúc vốn động (4) có thể gần đúng với sự điều chỉnh thực tế của mỗi doanh nghiệp cá thể. Một mô hình thay thế thích hợp sẽ cho phép có sự tồn tại các chệch hướng nhỏ khỏi cấu trúc vốn mục tiêu bởi vì chi phí điều chỉnh lớn hơn những lợi ích thu được từ việc bỏ những chệch hướng nhỏ giữa đòn bẩy thực và mục tiêu.

Trong mô hình cấu trúc vốn động, nhân tố quan trọng nhất và khó xác định nhất là tố độ điều chỉnh λ. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày hai phương pháp tính tốc độ điều chỉnh này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 35 - 36)