Phương pháp dựa vào chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 36 - 39)

của doanh nghiệp

Bởi vì đòn bẩy tối ưu không thể quan sát trực tiếp, chúng ta phải xây dựng một mô hình hồi quy đểước lượng một tỷ lệđòn bẩy tối ưu được xác định bởi các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Trước tiên chúng tôi ước tính đòn bẩy tối ưu như sau:

Với dit* là đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp i tại thời điểm t

xkit là nhân tố k tác động đến đòn bẩy của doanh nghiệp i tại thời điểm t

Tiếp theo, chúng tôi trình bày mô hình để ước lượng ra tốc độ điều chỉnh. Chúng tôi giả định rằng mỗi doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh một phần cấu trúc vốn về

phía cấu trúc vốn mục tiêu. Nguyên nhân đằng sau giả định này là do doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí của việc điều chỉnh. Phương pháp cụ thểđể tính tốc độ điều chỉnh như sau:

Với λ là hệ số tốc độđiều chỉnh của mô hình.

Phương pháp này dựa vào sự khác biệt giữa khoảng cách đòn bẩy thực tế năm t và t + 1 với khoảng cách giữa đòn bẩy mục tiêu năm t và đòn bẩy thực tế năm t + 1.

Dựa vào kiểm định Fama – Macbeth, chúng ta tiến hành chạy hồi quy trên biến

đòn bẩy vào năm t đối với đòn bẩy vào năm t + 1. Sau đó ta lấy 1 trừ cho hệ số hồi quy này ( 1 – λ) sẽước lượng được tốc độđiều chỉnh.

2.3.2.2 Phương pháp dựa vào chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh cấu trúc vốn vốn

™ Chi phí tài trợ bên ngoài

Chi phí tài trợ bên ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độđiều chỉnh trong những trường hợp mà doanh nghiệp tái cân bằng cấu trúc vốn. Nếu các nhà quản lý quan tâm

đến chi phí trực tiếp của tài trợ bên ngoài, họ có thế không thường xuyên tái cân bằng

đểđạt đến tỷ lệ mục tiêu, kết quả là việc điều chỉnh chậm hơn. Chi phí của tài trợ bên ngoài sẽ thay đổi theo khả năng tiếp cận thị trường vốn và bất cân xứng thông tin.

ƒ Khả năng tiếp cận thị trưởng vốn

Khả năng tiếp cận thị trường vốn là một nhân tố quan trọng của chi phí phát hành. Khi doanh nghiệp yêu cầu phát hành vốn cổ phần để chủ động quản lý cấu trúc vốn

đạt tỷ lệ tối ưu, chi phí tài trợ bên ngoài có thể là một rào cản làm chậm tốc độ điều chỉnh. Nếu cách tiếp cận thị trường vốn tốt hơn, doanh nghiệp có thể liên tục điều chỉnh nợ hay vốn cổ phần đểđạt đòn bẩy tối ưu thay vì phải đợi cho đến khi việc tiếp cận thị trường vốn trở nên dễ dàng.

ƒ Bất cân xứng thông tin

Bất cân xứng thông tin là một nhân tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm tái cân bằng cấu trúc vốn. Bất cân xứng thông tin gia tăng khó khăn trong việc phát hành chứng khoán và tạo ra sự khác biệt giữa chi phí tài trợ bên trong và bên ngoài. Khi các

doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài đểđiều chỉnh sự chệch hướng khỏi đòn bẩy tối ưu xảy ra sau cú sốc đòn bẩy, chi phí tài trợ sẽ cao hơn trong tình trạng bất cân xứng thông tin, sẽ ngăn cản việc điều chỉnh trở về tỷ lệ tối ưu. Chúng tôi

dự đoán rằng chi phí tái cân bằng sẽ thấp hơn khi bất cân xứng thông tin thấp hơn trong thể chế mà các chuẩn mực kế toán chặt chẽ, tiêu chuẩn công bố thông tin và tiêu chuẩn nợ cao, quản trị thị trường vốn và chia sẻ thông tin trong thị trường nợ tốt hơn, dẫn đến chi phí tài trợ từ bên ngoài thấp hơn và tốc độđiều chỉnh nhanh hơn.

™ Ràng buộc tiền mặt

Nguồn tiền mặt có sẵn có thể ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh. Nếu tiền mặt dư

thừa, thì quyết định thích hợp cho việc điều chỉnh là liệu xem có mua lại vốn cổ phần hoặc trả nợ hay không. Tuy nhiên, nếu những ràng buộc tiền mặt bị ràng buộc, nó có

thể cản trở khả năng tái cân bằng dựa vào mức độ nghiêm trọng của chi phí tài trợ nội bộ.

Cổ tức là ràng buộc tài chính đầu tiên làm giảm nguồn tiền mặt sẵn có và hạn chế khả năng điều chỉnh đòn bẩy. Những ràng buộc tiền mặt được coi là bị ràng buộc nhiều hơn trong những thể chế mà doanh nghiệp bị yêu cầu phân phối phần trăm lợi nhuận ròng như là “cổ tức bắt buộc” cho các cổđông thường. Chúng tôi giảđịnh rằng chi phí tái cân bằng sẽ thấp hơn trong trường hợp doanh nghiệp không bị bắt buộc trả

cổ tức cho các cổ đông. Điều này làm cho tốc độ điều chỉnh nhanh hơn đến đòn bẩy tối ưu.

¾ Lợi ích của việc điều chỉnh

Tốc độ tái cân bằng cũng phụ thuộc vào lợi ích của việc điều chỉnh vềđòn bẩy tối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ưu. Việc quay trở về cấu trúc vốn tối ưu được xem là có giá trị nhất trong trường hợp mà đòn bẩy không đạt tỷ lệ tối ưu dẫn đến hoặc là chi phí kiệt quệ cao hơn - đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy quá cao, hoặc là thu được lợi ích từ tấm chắn thuế

quá thấp - đối với các doanh nghiệp có tỷ lệđòn bẩy quá thấp. Ngoài ra, vay nợ và các hiệp định nợ có thể gia tăng lợi ích của việc điều chỉnh trở vềđòn bẩy tối ưu khi có sự

trừng phạt của thị trường nếu có sự chệch hướng khỏi tỷ lệ tối ưu. ƒ Chi phí kiệt quệ tài chính

Kiệt quệ tài chính là một yếu tố quan trọng của quá trình điều chỉnh. Lợi ích của việc điều chỉnh sẽ cao hơn ở những quốc gia áp đặt chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn cho các doanh nghiệp, bởi vì việc chệch hướng ra khỏi tỷ lệ mục tiêu thì tốn nhiều chí phí hơn. Trong các quốc gia mà chủ nợ được bảo vệ quyền lợi cao (có thể dễ dàng buộc phải trả nợ, chiếm hữu các tài sản thế chấp, giành quyền kiểm soát, hoặc thúc ép các hợp đồng vay nợ) thì giá trị của việc tiến gần tỷ lệ mục tiêu hay duy trì tỷ lệ mục tiêu cao hơn vì có nhiều ràng buộc của chi phí kiệt quệ.

ƒ Giá trị của tấm chắn thuế

Tấm chắn thuế từ nợđóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh về cấu trúc vốn tối ưu. Lợi ích từ thuế của đòn bẩy làm tăng giá trị của việc tiến đến và duy trì tỷ lệ

mức tối ưu. Để đánh giá tác động của tấm chắn thuế đến quyết định điều chỉnh nên sử

dụng mức thuế suất có hiệu lực. Lợi ích của việc tái cân bằng sẽ cao hơn trong các thể chế mà đặt mức thuế có hiệu lực cao hơn, điều này làm cho tốc độ điều chỉnh nhanh hơn đến đòn bẩy tối ưu.

ƒ Chi phí của sự chệch hướng

Lợi ích của việc điều chỉnh sẽ cao hơn khi có sự tồn tại của nhiều chi phí ràng buộc áp đặt đối với những doanh nghiệp chệch ra xa tỷ lệ tối ưu. Các hình phạt đối với việc chệch hướng sẽ ngăn cản và có hiệu quả chỉđến mức độ mà chúng được thi hành có hiệu quả. Lợi ích của việc tái cân bằng thì cao hơn ở những nước với nhiều ràng buộc hơn trong sức mạnh điều hành, năng lực của việc thực hiện hợp đồng tốt hơn, hệ thống luật tốt hơn, và chính phủ mạnh hơn, điều này dẫn đến tốc độđiều chỉnh nhanh hơn.

™ Phương pháp ước lượng tốc độđiều chỉnh

Sau khi đã thu thập và tính toán các chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh, chúng ta có thể tiến hành chạy mô hình đểđưa ra tốc độ điều chỉnh. Mô hình này có phương trình hồi quy như sau:

Với γi là nhân tố thứ i tác động đến tốc độđiểu chỉnh.

Trong bài nghiên cứu này, vì không thể thu thập các số liệu này nên chúng tôi sẽ không dùng theo phương pháp tính tốc độ điều chỉnh dựa vào chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh. Tất cả các phần sau sẽđược trình bày dựa theo phương pháp đầu tiên.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 36 - 39)