Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm –lúa

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 90 - 107)

e. Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi

4.24 Đánh giá mức độ bền vững của mô hình tôm –lúa

Lĩnh vực Mô tả và đánh giá Ghi chú

Hiệu quả ++ Cao

Độổn định +++ Khá ổn định

Độ linh hoạt +++ Tương đối linh hoạt

Tính đồng bộ +++ Không tác động nhiều đến khu vực

K in h t ế Tính đa dạng ++ Tương đối đa dạng Do có nhiều đối tượng sản xuất Phân hóa thu nhập ++ Ít phân hóa

X ã h ộ i Các vấn đề xã hội khác ++ Tác động vừa phải

Tài nguyên ++ Không có tác động lớn Phát thải +++ Không có phát thải M ô i tr ườ n g Sự cố ++ Rửa mặn tốt hơn Được chấp nhận +++ Nông dân ít ủng hộ

T ín h k h ả t h i Kỹ thuật ++ Đòi hỏi kỹ năng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vốn ++ Đòi hỏi khá nhiều vốn

Quản lý ++ Tương đối khó khăn

Quy mô +++ Dễ dàng đưa lên quy mô tập trung

Chú thích:

+++ Thích hợp với bền vững

++ Tương đối thích hợp với tiêu chí bền vững. + Ít thích hợp với tiêu chí bền vững.

Bảng 4.24 các thông số kinh tế kỹ thuật cho thấy hệ thống này rất phù hợp với các tiêu chí bền vững. Các chỉ số về độ ổn định khá cao của một hệ thống luân canh mà đang được canh tác trên vùng mới chuyển đổi chưa thấy phát sinh các vấn đề tiêu cực vềđộổn định. Hệ thống canh tác này được đánh giá tổng quát là tương đối bền vững chuyển sang rất bền vững.

4.3.5.7 Các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền vững

a. Tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường

Là địa bàn vừa mới thực hiện cơ cấu chuyển đổi từ hệ thống mặn sang hệ thống mặn – ngọt nên điều kiện tự nhiên của vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân có phần hạn chế trong việc xác định một số hệ thống ổn định và bền vững do các nguyên nhân sau:

- Độ phì của đất đai kém thích nghi với sản xuất nông nghiệp do nhiễm phèn, mặn vì vùng này nằm trong rúng phèn của khu vực, việc nuôi trồng thủy sản tạo cho nền đáy rất giàu chất hữu cơ nên phát sinh nhiều khí độc trong môi trường nước, đất. - Độ mặn biến thiên rất rộng từ 5-25%o và trên diện rộng theo thời gian dài từ 5 - 6

tháng.

- Chế độ thủy văn tương đối phức tạp do tiếp giáp với 2 vùng biển là biển Đông và biển Tây nên có tính thủy văn khác nhau.

- Địa hình thấp, khả năng trao đổi nước kém, hệ thống sông rạch dầy đặc gây tốn kém cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết, phục vụ sản xuất đời sống.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Ngoài ra trong trường hợp môi trường suy thoái sẽ có những tác động trở lại với độ

bền vững của hệ thống canh tác.

b. Tác động của thị trường và hệ thống tiêu thụ

Có thể nói thị trường là tác nhân có ảnh hưởng rõ nét nhất đối với độ ổn định và khả năng bền vững của các hệ thống canh tác. Trong thời gian gần đây thị trường tôm nguyên liệu xuống thấp đã gây sự chuyển dịch mạnh mẽ chuyên tôm sang lúa- tôm và tôm kết hợp. Đứng trước yêu cầu về quy mô và chất lượng sản phẩm, có khả năng ngành nuôi tôm củng chịu nhiều tác động về phương diện thị trường có ảnh hưởng đến độ bền vững, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề rào cản của luật thương mại và chất lượng sản phẩm ngày càng dựng lên nhiều hình thức.

Ngoài ra hệ thống tiêu thụ hiện nay đa tuyến với nhiều kênh phân phối phức tạp và phân tán cũng là hiện tượng trong các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền vững của các hệ thống canh tác.

Các hệ thống tiêu thụ này tuy có tính năng động thích ứng với sản xuất của từng nông hộ nhưng không gắn liền với quyền lợi 2 bên và không có chia sẻ rủi ro trong sản xuất, thị trường. Những hạn chế khác của chiến lược này là thiếu nguồn vốn ổn định, thiếu nguồn lực để có thể phân tích và đề ra chiến lược hợp lý đối với thị trường, không có khả năng kiểm soát chất lượng nông sản ở quy mô đồng nhất và tập trung.

c. Tác động của quy mô sản xuất

Hệ thống sản xuất nông hộ phân tán là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các hệ thống canh tác một cách tự phát và thiếu đồng bộ. Hệ thống này bắt đầu thể hiện những mặt hạn chế về các khả năng tiếp nhận kỹ thuật cao, phân tích thông tin thị trường, định hướng sản xuất, bảo đảm độ đồng nhất và chất lượng sản phẩm, đầu tư và tiêu thụ với quy mô lớn, đối tác với các nhà thầu tiêu thụ cũng bị hạn chế rất lớn.

Sản xuất với quy mô nông hộ cũng làm phát sinh nhiều mâu thuẫn với các cơ sở hạ tầng, trên vùng mặn lợ đang chuyển dịch cơ cấu, một ít hộ dẫn mặn vào nuôi tôm có thể gây thiệt hại cho nhiều hộ trồng lúa trong một vùng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

d. Tác động của quy hoạch Nông Nghiệp

Hệ thống các giải pháp của quy hoạch có tác động định hướng cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, trong trường hợp thích nghị của đất đai khá rộng, đặc biệt là việc xây dựng các cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, giao thông) đều có khả năng làm thay đổi môi trường sinh thái của vùng quy hoạch và buộc các hệ thống phải hướng theo sự thay đổi này. Do đặc thù trước đây quy hoạch hướng theo vùng ngọt hóa, trong bối cảnh chuyển dịch hiện nay thì cần có những bước đi thích hợp để thay đổi các quy hoạch một cách thích ứng cao.

e. Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi

Hiệu quả và độ bền vững của sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tốđầu vào của sản xuất, trong đó đáng kể nhất là khả năng vốn của người sản xuất, khả năng chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, trình độ nhân lực, khả năng tổ chức sản xuất dưới nhiều hình thức và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Các chính sách nông nghiệp đặc biệt là chính sách tín dụng, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, thông tin thị trường và chuyển giao khoa học kỹ thuật đang là những tác động ngoại vi quan trọng.

4.4 CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT VÀ CHÍNH SÁCH 4.4.1 Các giải pháp về kỹ thuật 4.4.1 Các giải pháp về kỹ thuật

Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho người dân, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất luân canh lúa-tôm, tôm kết hợp thủy sản khác và chuyên tôm quảng canh cải tiến như:

Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo hướng sinh học nhằm giảm thiểu rủi ro và ô nhiễm môi trường, trong đó cần chú ý phát triển mô hình lúa-tôm một cách mạnh mẽ và đồng bộ, tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề chất lượng con giống (tôm giống).

Chuyển giao quy trình kỹ thuật sinh sản một số loài thủy sản như cá, tôm...nhằm phát triển các mô hình thủy sản kết hợp ( Tôm - cua/cá…) để hạn chế thiếu hụt nguồn con giống và kiểm soát được chất lượng con giống tại địa phương. Từng bước đa dạng nguồn thu nhập thay đổi phương pháp khuyến nông, ngư tăng cường mở rộng mạng lưới kỹ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thuật xuống ấp, xã.

4.4.2 Các giải pháp về chính sách

Có chính sách đầu tư vốn cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất, thiết kếđồng ruộng, mua sắm phương tiện sản xuất

Quản lý nhà nước: Cần xây dựng hệ thống kiểm dịch chất lượng con giống, sản phẩm đầu ra,…nghiên cứu đa dạng nhiều loại cây, con giống.

Các Ngân hàng cần tăng mức đầu tưđể các nông hộđang thiếu vốn tái đầu tư sản xuất Tăng cường hoạt động của các HTX sản xuất lúa Một bụi đỏ, xúc tiến thương maị gạo Một bụi đỏ ra thị trường trong và ngoài nước.

Tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế biến thuỷ sản và gạo tại chổ vừa giải quyết lạo động , vừa giải quyết đầu ra của sản phẩm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1. KẾT LUẬN

Qua khảo sát, thu thâp và phân tích số liệu điều tra để nghiên cứu trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện Hồng Dân, đề tài có một số nội dung kết luận như sau:

- Môi trường nước mặt đang có xu hướng ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là các vùng tập trung đông dân cư và sản xuất chuyên tôm. Môi trường đất biến đổi khá phức tạp, xu hướng tăng nhanh mức độ nhiễm mặn trên tầng canh tác. Người dân thiếu vốn tái đầu tư sản xuất và tỷ lệ nợ xấu trong nông hộ tăng cao, hệ thống thủy lợi bị bồi lắng, diễn biến thời tiết khí hậu khắc nghiệt hơn và rủi ro trong sản xuất còn xảy ra nhiều làm thiệt hại kinh tế cho nông hộ rất lớn.

- Các chính sách của nhà nước ngày có xu hướng tác động mạnh mẻ đến tiến trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho nông hộ.

- Hệ thống canh tác chuyên tôm và tôm kết hợp có số lao động trên hộở mức cao, có quỹ đất ít, giá trị sản xuất cao, nhưng biến động lớn, tính đa dạng thấp, tiêu dùng ở mức độ trung bình, tích lũy biến động lớn, đầu tư cao. Hệ thống canh tác lúa-tôm, số lao động trên hộở mức trung bình, có quỹđất dồi dào, giá trị sản xuất và thu nhập tương đối cao và ít biến động, nhưng tính đa dạng thấp; tiêu dùng ở mức độ trung bình, tích lũy biến động không lớn.

- Trên quan điểm tích cực tìm giải pháp hạn chế các mặt kém bền vững của các hệ thống canh tác hiện có, đồng thời khắc phục các tác động tiêu cực lên độ bền vững kinh tế, xã hội, môi trường thông qua việc từng bước cải thiện các hệ thống canh tác với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, độ đa dạng, tính ổn định và giảm dần sự phân hóa thu nhập phát sinh trên các hệ thống canh tác, cần kết hợp 3 giải pháp cơ bản như bố trí cụ thể hệ thống canh tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường với 6 giải pháp hỗ trợ ( vốn đầu tư, nguyên liệu sản xuất, công nghệ kỹ thuật sản xuất, các chính sách quản lý, tổ chức thị trường, đào tạo nguồn nhân lực), do đó cần phải có tính đồng bộ là công tác hàng đầu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5.2 KIẾN NGHỊ

Trên các kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần trên, để phát triển và cải thiện sinh kế người dân trong vùng chuyển đổi một cách có hiệu quả, tôi đề nghị cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:

- Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như thủy lợi, hệ thống giao thông nông thôn.

- Nhà nước cần có chính sách tăng mức vay vốn cho nông dân để tái sản xuất. - Xây dưng mạng lưới thu mua, chế biến tôm nguyên liệu; chế biến gạo một bụi đỏ

Hồng Dân, đồng thời xúc tiến thương mại mở rộng mạng lưới thị trường tiêu thụ cho hai loại sản phẩm chủ lực này.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng 4 nhà là nhà nước-nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo tay nghề lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật để phục vụ cho tiến cơ sở.

- Tăng cường công tác dự đoán, dự báo về phòng chống dịch bệnh trong sản xuất nông ngư và kiểm soát chất lượng tôm giống, cua giống, cá giống một cách hiệu quả hơn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIU THAM KHO

M.Hossain, Trần Thị Út và M.L.Bose (2005) Livelihood Systems and Dynamics of Poverty in a Coastal Province of Vietnam.

Huỳnh Minh Hoàng (2004), Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh và luân canh tôm-lúa tại xã Phong Thạnh Nam, Phước Long, Bạc Liêu.

Lê Quang Trí và Võ Thị Gương (2006), Nghiên cứu mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đất phèn xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Hồng Dân, Bạc Liêu. Lê Quang Trí và Cao Phương Nam (2004) Bước đầu đánh giá hệ thống canh tác từng

vùng chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau, đề xuất giải pháp phát triển bền vững giai đoạn 2002-2005 và định hướng 2010.

Lê Xuân Thuyên và CTV (2004), Khảo sát mối quan hệ giửa các yếu tố thuỷđịa hoá, thuỷ sinh học trong mô hình tôm-lúa vùng Bắc Quốc lộ IA, tỉnh Bạc Liêu-Viện Khoa học và Công nghệ Miền Nam.

Lương Văn Thanh (1998), Điều tra chất lượng nước vùng quản lộ Phụng Hiệp-Bắc quốc lộ IA, tỉnh Bạc Liêu-Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam.

Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Xuân Thu (2005), Giáo trình hệ thống canh tác-Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Duy Cần (2000), Phân tích đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA-Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Duy Cần (2004), Đánh giá thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau.

Nguyễn Duy Cần (2006), Đánh giá sự thay đổi sinh kế và chiến lược sử dụng tài nguyên của nông hộ giai đoạn 2003-2006 ở xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Hồng Dân, Bạc Liêu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phòng Thống kê huỵên Hồng Dân (2003-2006), Niêm gián thống kê từ năm 2003 đến

2006.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005.

Sở Thuỷ Sản tỉnh Bạc Liêu (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005.

Trần Thanh Bé và Trần Thế Như Hiệp (1999), kết quả so sánh hoạt động sản xuất của hệ thống canh tác lúa-tôm tại 2 huyện Mỹ Xuyên-Sóc Trăng và Giá Rai-Bạc Liêu hai năm 1997-1998.

Trần Thanh Bé (2000) báo cáo kết quả dự án đánh giá tính bền vững hệ thống canh tác lúa – tôm dùng nước lợĐBSCL từ năm 1997 đến năm 2000

Trần Thanh Bé (2002), Đánh giá tính bền vững hệ thống canh tác lúa-tôm vùng nước lợ ĐBSCL giai đoạn 1997-2000 -Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ

Trần Thanh Bé (2006), Đánh giá tác động của việc chuyển đổi các hệ thống canh tác đối với kinh tế xã hội ở các vúng sinh thái khác nhau ởĐBSCL.

Võ –Tòng Xuân (1995), Đánh giá tính bền vững các hệ thống canh tác vùng nước lợ ĐBSCL-Trường Đại Học Cần Thơ.

Võ Quốc Bảo (2006), Đánh giá đất đai tổng hợp làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ở Hồng Dân, Bạc Liêu-Trường Đại Học Cần Thơ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA I. Thông tin chung về nông hộ

1. Họ và tên người được phỏng vấn:...Nam/nữ... ĐT:... 2. Địa chỉ: ấp...xã...huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu 3. Trình độ văn hoá:.../12, trình độ chuyên môn:...

4. Tình trạng hộ gia đình:... (giàu, khá, cận nghèo, nghèo)

5. Tổng diện tích đất:...ha, Trong đó đất sản xuất nông nghiệp:...ha, đất phi nông nghiệp:...ha, mục đích khác:...ha

II. Quá trình sản xuất của nông hộ:

1. Thời gian chuyển đổi sản xuất: vào năm... 2. Mô hình chọn để sản xuất sau khi chuyển đổi:

Mô hình trước CĐ Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 90 - 107)