e. Tác động của các nguồn lực đầu vào và tác động ngoại vi
4.7 Những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng
tại các địa phương khảo sát
Địa phương Trở ngại Cơ hội/giải pháp
Xã Lộc Ninh -Đất trũng phèn, khó điều tiết nước do các kênh thủy lợi nội đồng bị bồi lắng. -Thiếu thông tin kỹ thuật về sản xuất tôm, thong tin thị trường.
-Tôm giống thiếu sự kiểm soát chất lượng, tỷ lệ rủi ro cao.
-Ttôm thịt giá thấp, thu nhập thấp.
-Phát triển mô hình lúa-tôm, tuyển chọn giống lúa phù hợp trên đất lúa tôm.
-Nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng
-Tập huấn kỹ thuật
-Tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm soát tôm giống, hạn chế dịch bệnh trên tôm
Xã Vĩnh Lộc
-Đất còn trũng phèn, khó điều tiết nước do các kênh thủy lợi nội đồng cạn. -Thiếu vốn tái đầu tư sản xuất, năng suất tôm thấp, sâu bệnh trên lúa xảy ra nhiều. -Tôm giống không kiểm soát, tỷ lệ rủi ro cao
-Phát triển mô hình lúa-tôm, lúa tôm cá, nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng.
-Tuyển chọn giống lúa phù hợp, cần được vay vốn tái sản xuất. -Tập huấn kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm soát tôm giống, hạn chế dịch bệnh trên tôm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.7 những trở ngại và cơ hội theo nhận thức của nông hộ thông qua phỏng vấn PRA tại các địa phương khảo sát
Địa phương Trở ngại Cơ hội/giải pháp
Xã Vĩnh Lộc A
-Đất còn trũng phèn, khó điều tiết nước do các kênh thủy lợi nội đồng cạn.
-Thiếu vốn tái đầu tư sản xuất, năng suất tôm thấp, sâu bệnh trên lúa xảy ra nhiều.
-Tôm giống không kiểm soát, tỷ lệ rủi ro cao
-Phát triển mô hình tôm, khóm tôm, tôm cá, nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng cần được vay vốn tái sản xuất. -Tập huấn kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm soát tôm giống, hạn chế dịch bệnh trên tôm Xã Ninh Thạnh Lợi -Đất còn trũng phèn, độ mặn cao, thời gian mặn kéo dài hơn ngọt, khó điều tiết nước do các kênh thủy lợi nội đồng cạn và ảnh hưởng triều cường từ biển tay. -Tôm giống không kiểm soát, tỷ lệ rủi ro cao
-Phát triển mô hình tôm, tôm kết hợp (cua/cá)
-Nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng, tập huấn kỹ thuật
-Tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm soát tôm giống, hạn chế dịch bệnh trên tôm
Bảng 4.7 cho thấy những trở ngại quan trọng trong nuôi tôm và sản xuất cây lúa: - Đối với nuôi tôm:
+ Đất trũng phèn, hệ thống thuỷ lợi bị bồi lắng chưa đảm bảo để cung cấp và tiêu nước bị ô nhiễm.
+ Thiếu vốn để tái đầu tư cải tạo lại đồng ruộng để sản xuất.
+ Nguồn tôm giống chưa đảm bảo chất lượng, tỷ lệ sống thấp (từ 30-40%) + Thiếu thông tin kỹ thuật lựa chọn con giống sạch bệnh
+ Khó kiểm soát nguồn nước và quản lý nước trong suốt vụ nuôi.
+ Giá tôm thịt bấp bênh, giá cả thường xuống thấp khi vào mùa vụ chính. + Tỷ lệ tôm bị dịch bệnh chết hàng năm cao
- Sản xuất cây lúa:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu + Giá vật tư tăng cao, thiếu vốn tái đầu tư sản xuất.
+ Nguồn nước ngọt không đủ rửa mặn để sản xuất lúa + Đất nhiễm phèn không trồng lúa được
+ Điều tiết nước mặn đến sớm làm cho lúa gặp mặn giai đoạn trổ bông, làm giảm năng suất.
+ Chưa xác định loại giống lúa chủ lực cho vùng lúa-tôm +Thiếu thông tin mùa vụ và thị trường.
Những khó khăn trên đồng thời là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả nuôi tôm thấp, tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt. Đối với cây lúa luôn gặp khó khăn thiếu nước ngọt vào đầu vụ và cuối vụ, giá vật tư tăng cao và thiếu vốn tái đầu tư sản xuất. Điều này dẫn đến năng suất lúa thấp và thu nhập từ cây lúa thấp.
Để giải quyết các vấn đề trở ngại trên việc xem những nguyên nhân trọng tâm trên đưa ra các giải pháp thích hợp là rất quan trong.
Bảng 4.7 cho thấy những cơ hội và giải pháp quan trọng cho nuôi tôm và sản xuất cây lúa bao gồm:
- Đối với nuôi tôm:
+Nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng +Tập huấn kỹ thuật
+Tăng cường công tác quản lý nhà nước để kiểm soát tôm giống, hạn chế dịch bệnh trên tôm
- Trong sản xuất lúa:
+Phát triển rộng mô hình lúa-tôm
+ Tuyển chọn giống lúa phù hợp trên đất lúa tôm. +Tập huấn kỹ thuật
+Nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHÍNH SÁCH LÊN SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HỒNG DÂN
Những chính sách liên quan đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở Bạc Liêu như:
Quyết định số 527/2000/QĐ-CP của Chính phủ về việc quy hoạch vùng sản xuất lúa-tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất của cả nước. Quyết định số 125/2001/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất của tỉnh.
Quyết định số 135 của chính phủ về quy định các xã thuộc tiêu chí nghèo để hỗ trợ về sản xuất như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ bằng giống cây con cho nông dân sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp sản xuất phổ biến nhất là trồng lúa, từ 1994-2000 chương trình ngọt hoá quản lộ Phụng Hiệp của Chính phủ bằng xây dựng những hệ thống cống ngăn mặn từđông sang tây. Các vùng đất lung này được rửa mặn để trồng lúa khi có nước ngọt, phổ biến nhất là trồng một vụ lúa muà truyền thống từ năm 1980, sau đó là trồng hai vụ lúa. Còn những vùng đất cao nông dân trồng cây ăn trái, trồng màu và trồng mía. Tận dụng mùa lũ nông dân nuôi cá nước ngọt để tăng thu nhập kinh tế nông hộ (M.Hossain, Trần Thị Út và M.L.Bose, 2005).
Thực hiện việc chuyển đổi sản xuất theo Nghị quyết 09/2000 của Chính phủ ngoài việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu diện tích lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa- tôm, huyện Hồng Dân còn có mô hình chuyển đổi chuyên tôm quảng canh cải tiến và tôm-cua/cá. Trong nhóm hộ khá giàu có khuynh hướng nuôi tôm chuyên canh nhiều hơn, trong khi nhóm hộ trung bình và nghèo có khuynh hướng nuôi tôm kết hợp trồng lúa nhiều hơn (Nguyễn Duy Cần 2006). Do mặt đất phủ lượng phù sa lớn và dày từ 20 đến 30 cm đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho lúa nên phân được bón rất hạn chế hoặc không bón, lượng phân trung bình từ 70- 100 kg/ha bón từ 1 đến 2 lần / vụ. Việc làm cỏ, rong sau khi cấy hầu như không thực hiện, hóa chất phòng trừ sâu bệnh cũng không thực hiện (Lê Cảnh Dũng và cộng tác viên, 2004). Sau khi thu hoạch xong vụ tôm, nông dân chuẩn bị đất làm lúa có 2 phương pháp sản xuất lúa trên đất tôm là gieo mạ để cấy và sạ trực tiếp trên ruộng lượng giống từ 40 -60 kg /ha (báo cáo nông nghiệp huyện Hồng Dân năm 2007). Đối với những vùng không sản xuất được lúa do nước còn mặn ở độ cao, nông dân sản xuất vụ cua sau khi thu hoạch tôm ( báo cáo Sở Thủy sản Bạc Liêu năm 2006).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hiện nay năng suất lúa không thay đổi nhiều theo từng địa phương từ năm 2003-2005, ngoại trừ ấp Chủ Chọt xã Ninh Thạnh Lợi bị nhiễm mặn nên năng suất thấp, cụ thể là năm 2003 năng suất chỉ đạt 2,05 tấn/ha, năm 2005 năng suất là 0,5 tấn/ha, giảm đi 1,55 tấn/ha. Ở ấp Vĩnh Hòa, Nhụy Cầm xã Vĩnh Lộc nơi có 6 tháng nước ngọt nên năng suất lúa đạt khá cao, cụ thể như năm 2003 là 4,8 tấn/ ha, năm 2006 là 5,2 tấn/ha (Nguyễn Duy Cần 2006).
Trong những năm 2000-2001 hệ thống canh tác của tỉnh Bạc Liêu đã biến động rất mạnh từ lúa sang lúa-tôm, tôm-cua/cá, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến đến nuôi tôm chuyên canh (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006). Đánh giá chi tiết về tính bền vững của hệ thống canh tác lúa tôm, báo cáo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Minh Hoàng năm 2005 thực hiện so sánh tính bền vững của hệ thống canh tác 3 mô hình : Lúa – tôm, Lúa 2 vụ và nuôi tôm quảng canh tại vùng đất phèn Chủ Chí (Bạc Liêu). Thông qua việc đánh giá 4 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, sinh khối đa dạng sinh học và tái tạo sử dụng tài nguyên, tác giả kết luận trong 3 mô hình canh tác trên thì mô hình lúa- tôm có tính bền vững cao nhất. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của chính phủ và của tỉnh Bạc Liêu, đến năm 2007, diện tích lúa tôm của huyện Hồng Dân tăng lên 14.320ha (báo cáo tổng kết nông nghiệp năm 2007 của huyện Hồng Dân). Từ cuối năm 1990 vấn đề bảo đảm an ninh lương thưc quốc gia cơ bản được giải quyết. Vấn đề chung hiện nay là làm thế nào nâng cao hiệu quả sản xuất và phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Nhà nước đã cho chủ trương và các cấp chính quyền cùng nhân dân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa sang nuôi tôm và trồng lúa (Lê Xuân Thuyên và công tác viên 2004).
Mô hình lúa tôm là mô hình sản xuất cần được ưu tiên phát triển do khả năng bền vững về môi trường, hạn chếđược rủi ro và có hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân hằng năm cao hơn chuyên tôm là 2-3 triệu đồng/năm/ha và cao hơn 10 triệu đồng/năm/ha đối với 2 vụ lúa ( báo cáo Sở Nông nghiệp Bạc Liêu 2001).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐÔI CƠ CẤU SẢN XUẤT LÊN ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN HUYỆN HỒNG DÂN
4.3.1 Sự thay đổi về nguồn lao động và sử dụng đất đai 4.3.1.1 Đối với nhóm hộ canh tác lúa-tôm
Trong nhóm hộ canh tác lúa –tôm sự thay đổi về nguồn lao động được thể hiện tại hình 4.1, minh họa cho sự thay đổi đó một cách cụ thể như sau:
0 1 2 3 4 5 6 người/hộ LN NTL VL VLA xã 2002 2007
* Chú thích:LN là Lộc Ninh; NTL là Ninh Thạnh Lợi, VL là Vĩnh Lộc và VLA là Vĩnh Lộc A
Hình 4.1 Sự thay đổi về nguồn lao động đối với nhóm hộ sản xuất lúa-tôm ở năm 2002 so với năm 2007
Hình 4.1 thể hiện nhóm hộ canh tác lúa- tôm, số lao động trên hộở năm 2002 giảm so với năm 2007. Năm 2002 trung bình số lao động/hộ có từ 4,5-6 người/hộ, trong khi đó năm 2007 trung bình số lao động/hộ có từ 3-4 người/hộ. Theo kết quả điều tra cho thấy số hộ có từ 2-4 lao động chiếm 53,2% và những hộ này thuộc các xã Vĩnh Lộc, Lộc Ninh, hộ có
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Lợi và hộ có nhiều hơn 6 người/hộ chiếm 5,39% chủ yếu ở xã Ninh Thạnh Lợi. Có những đặc điểm trên là do con cái trong gia đình có chồng, có vợ nên ra ở riêng. Trình độ văn hóa của các chủ hộ bình quân là từ lớp 5-9 chiếm 32,4%, trình độ từ lớp 9-12 chiếm 11,6% chủ yếu ở Vĩnh Lộc, Lộc Ninh và số chủ hộ có trình độ thấp là từ lớp 1-5 chiếm 44% chủ yếu ở xã Ninh Thạnh Lợi và Vĩnh Lộc A. Các đặc điểm của lao động nêu trên là đặc trưng thể hiện cho những vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa và những vùng mới chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ năm 2002 đến nay.