Phân tích khung sinh kế nông hộ tại các điểm khảo sát

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 68)

4.3.5.1 Phân tích về khía cạnh các yếu tố dễ bị tôn thương

Yếu tố tác động ngoại cảnh là ảnh hưởng môi trường bên ngoài mà con người sinh sống. Hoạt động sống của nông hộ mà rộng hơn là các vốn sống của nông hộ bịảnh hưởng bởi các xu hướng quan trọng củng như các rủi ro đột phá ( cú sốc) và những yếu tố thời vụ.

a. Phân tích xu hướng:

Xu hướng về nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Hầu hết ở các vùng khảo sát, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên về mặt tự nhiên đất đai vừa phù hợp cho trồng lúa, nuôi tôm nếu tuân thủđúng quy trình kỹ thuật, làm đúng lịch thời vụ. Nếu vụ lúa thìcần phải rửa mặn, xổ phèn tranh thủ những cơn mưa để lấy nước mưa kết hợp với nước ngọt trên sông bơm vào để lắp lại vụ lúa. Đến vụ nuôi tôm thì phải cải tạo vệ sinh đồng ruộng và đưa nước mặn vào nuôi các loài thủy sản như tôm, cua, cá. Tuy nhiên vùng này còn có những khó khăn hạn chế nhất định như yếu tố môi trường nước luôn biến động, đất đai mới khai phá nên phèn mặn còn cao, mức độ nhiễm phèn từ nhẹđến nặng. Đây là những yếu tố làm hạn chế và có ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi tôm và trồng lúa của nông hộ. Đặc biệt là các ấp Cai giảng ( xã Lộc Ninh); Bình Lộc ( xã Vĩnh Lộc A); Ấp Ninh Thạnh Tây (xã Ninh Thạnh Lợi); đây là những vùng có thể xem là rốn phèn của khu vực cánh đồng Chó Ngáp trước đây, vấn đề cải tạo đồng ruộng gặp nhiều khó khăn nhất định. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với một số loài thủy sản khác như cá phi, cá đồng sinh sống tự nhiên trong ruộng tôm nhiều, từđó đã tạo

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

được nguồn thu đáng kể cho nhân dân. Dần theo thời gian sau này do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự hủy hoại môi trường sinh thái nên lượng cá ngày càng giảm so với những năm vừa mới thực hiện chuyển đổi.

Xu hướng về kinh tế:

Qua kết quảđiều tra theo hình thức PRA từ các đồng chí lãnh đạo cấp huyện, xã và các ấp trong vùng khảo sát nghiên cứu, trong các năm qua vấn đề về tăng trưởng kinh tế của nông hộ có xu hướng tăng lên đáng kể. Được sựđầu tư vay vốn của ngân hàng nông dân mạnh dạng đầu tư vào sản xuất ngày càng quy mô lớn hơn. Sự phát triển kinh tế của tỉnh, huyện kéo theo sự phát triển của các xã trong vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nông hộ, các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tìm được đầu ra ổn định hơn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay tổng dư nợ tại các ngân hàng của nông hộ ngày tăng cao hơn do trong sản xuất còn gặp nhiều rủi ro nên khả năng vốn đầu tư tái sản xuất mổi ngày một khó khăn hơn và không có khả năng thanh toán với ngân hàng. Đặc biệt là về dư nợ trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản cao hơn dư nợ cho vay từ sản xuất cây lúa.

Các xu hướng chính sách và hỗ trợ kỹ thuật:

Được sự quan tâm của chính phủ củng như các chủ trương chính sách của tỉnh Bạc Liêu, từ đó những chính sách này đã được tuyên truyền vận động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất của khu vực này một cách đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, cho thấy xu hướng chính sách này có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sản xuất còn một số địa phương, đặc biệt là một số hộ nông dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa từ chuyển đổi sản xuất nên chính quyền địa phương ở một số nơi phải dùng biện pháp hành chính để buộc nông dân phải chấp hành theo chủ trương chuyển đổi. Bên cạnh đó hầu hết những người dân chưa chuẩn bị tốt về kỹ thuật sản xuất cho nên nhiều nông hộ còn lúng túng trong việc thực hiện công việc sản xuất và sự chuẩn bị vốn để sản xuất chưa đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên các vấn đề khó khăn này đã đuợc sự quan tâm từ chính phủ, tỉnh từ đó các chương trình đầu tư cho vay vốn sản xuất từ ngân hàng nông nghiệp để giúp người dân an tâm trong việc đầu tư sản xuất. Đồng thời các ngành chuyên môn cấp tỉnh củng đã tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Mặt khác chính quyền các cấp cũng có những chính sách

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu riêng cho địa phương mình phù hợp với điều kiện của địa phương nên nông dân có xu hướng phát triển các mô hình hiện tại ở các vùng chuyển đổi này.

b. Phân tích yếu tố rũi ro ( Cú sốc):

Từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất từ năm 2000 người nông dân trong vùng chuyển đổi sản xuất thường xuyên gặp phải rủi ro từ yếu tố tự nhiên và có một phần từ sự chủ quan của nông hộ. Cụ thể vào năm 2003 và năm 2005 khu vực này phải đối mặt với hạn hán kéo dài, thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho cây lúa nên diện tích lúa bị chết chiếm 60% tổng diện tích ( mức thiệt hại năng suất gần 57%). Năm 2005 do lịch điều tiết nước mặn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản không đồng bộ và gây thiếu nước mặn phục vụ cho nuôi tôm và kết hợp với nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ tôm, tôm nuôi giai đoạn 40 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng, đỏ thân gây chết hàng loạt, thiệt hại từ 70-90% năng suất tôm nuôi. Tóm lại trong quá trình chuyển đổi sản xuất, người nông dân luôn gặp khó khăn do bịảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh trên tôm nuôi và sự chủ quan của người dân đã kiềm hãm sự phát triển đến tiến trình sản xuất, luôn tạo ra cú sốc cho người sản xuất và khoảng 70% số người nuôi tôm bị thiệt hại.

c. Phân tích yếu tố thời vụ:

Yếu tố thời vụ cũng góp phần mang tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm không nhỏ. Thời vụ sản xuất tôm nuôi vụ 1 thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 01-04 (dương lịch) hàng năm và vụ 2 rơi vào từ tháng 05-08 (dương lịch) hàng năm. Vào khoảng thời gian này lượng nước mặn rất nhiều nên phù hợp cho việc chăm sóc quản lý tôm nuôi hay còn gọi là vụ thuận. Thông thường giá tôm nguyên liệu được cao rơi vào những tháng của vụ 2, còn khi thu hoạch tôm vào vụ 1 giá tôm bị giảm do sản lượng tôm nuôi công nghiệp của tỉnh củng tăng cao. Từ những năm 2002-2005 giá tôm nguyên liệu giao động từ 80-120.000 đồng/kg (từ 20-40con/kg) còn những năm gần đây 2005-2007 giá tôm nguyên liệu sụt giảm (từ 60-100.000đồng/kg) gây cho người nuôi luôn gặp khó khăn, đồng thời chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến lợi nhuận thấp.

Mặt khác khi bước vào vào vụ nuôi tôm, hay trồng lúa cũng đã giải quyết rất tốt lao động nhàn rỗi của địa phương như cấy lúa, gặt lúa và nạo vét kênh mương.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

điều kiện thuận lợi cho người sản xuất dễ dàng, mua con giống, từđó giảm chi phí đáng đi lại kể trong sản xuất.

4.3.5.2 Phân tích vốn sinh kế nông hộ

Vốn sinh kế của nông hộ là được mô tả như một hình ngũ giác 5 cạnh (hình 4.14) bao gồm vốn tài nguyên, vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn vật chất và vốn tài chính. Hình dạng ngũ giác của vốn sinh kế sẽ thay đổi tùy thuộc vào các nguồn vốn của nông hộ mà họ tiếp cận được. N H P S F

N =Vốn tài nguyên (Natural capital) F=Vốn tài chính (Financial capital) H= Vốn nhân lực (Human capital) P= Vốn cơ sở vật chất (Physical capital) S= Vốn xã hội (Social capital)

Hình 4.14 Vốn sinh kế nông hộ`

a. Vốn tự nhiên:

Bao gồm vốn tài nguyên thiên nhiên nhưđất đai và các loại hình dịch vụ mà nông hộ tự có để phục vụ cho đời sống của họ. Tại bảng 4.11 trong vùng chuyển đổi hầu hết nông dân có đất trồng lúa -nuôi tôm chiếm 75% diện tích, tôm cua/cá chiếm 17% diện tích, chuyên tôm chiếm 8%. Trong đó mô hình Lúa – Tôm cho hiệu quả cao và ổn định, đối với mô hình Tôm – Cua củng cho thu nhập cao nhưng không ổn định. Tuy nhiên trong thời gian điều tiết đưa nước mặn vào nuôi tôm hàng năm làm ảnh hưởng hệ sinh thái ngọt do có độ mặn xâm nhập nên gây khó khăn cho vụ trồng hoa màu, cây ăn trái của nông

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu dân, làm hạn chế sự phát triển của các vườn ăn trái của nông dân vùng này.

Bảng 4.11 Diện tích đất sản xuất theo từng loại mô hình tại các vùng khảo sát

Vùng khảo sát Diện tích đất sản xuất (ha)

Lúa-Tôm Tôm Cua/cá Chuyên tôm Tng

Tà Suôl ( xã Lộc Ninh) 287 40 - 327 Bình Dân ( xã Lộc Ninh) 385 60 - 445 Cai giảng ( xã Lộc Ninh) 266 67 35 368 Chòm Cao (xã Ninh Thạnh Lợi ) 70 160 75 305 Ninh Thạnh Tây (xã Ninh Thạnh Lợi) 187 117 60 364 Thống nhất (xã Ninh Thạnh Lợi) 80 206 88 374 Vĩnh Bình (xã Vĩnh Lộc) 245 16 - 261 Vĩnh Thạnh ( xã Vĩnh Lộc) 284 64 - 348 Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Lộc) 316 - - 316 Ba Đình ( xã Vĩnh Lộc A) 176 82 12 270 Bình Lộc ( xã Vĩnh Lộc A) 238 34 - 272 Tổng cộng 2.534 574 270 3.378

Nguồn: khảo sát PRA năm 2008 và số liệu thống kê của các xã

b. Vốn nhân lực:

Đây là nguồn vốn thể hiện các kỹ năng kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe…và sự kết hợp của các yếu tố này làm cho nông hộ có thể theo đuổi hay không theo đuổi chiến lược của nông hộ để họđạt được mục tiêu mưu sinh của họ một cách khác nhau. Qua kết quả điều tra, khảo sát ở hầu hết các hộ gia đình có từ 2-4 nhân khẩu thì số lao động chính là 2 người, đây là những hộ gia đình mới tách hộ nên lao động chính là chồng và vợ. Tiếp theo là hộ có từ 4-6 nhân khẩu thì số lao động chính trung bình là 3-4 người, cá biệt có từ 3-5 khẩu đều là lao động chính, trường hợp này chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua khảo sát, những lao động chính này trong gia đình chỉ có kinh nghiệm nuôi tôm – lúa khoảng 3-4 năm trở lại đây. Do đó từ năm 2004 đến nay nông dân mới có điều kiện dự các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất và đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tế. Bảng 4.12 trung bình mỗi năm những lao động chính này tham dự lớp tập huấn về kỹ năng nuôi tôm từ 1-2 lần/năm và kỹ thuật canh tác lúa từ 0.5-1 lần/năm, cá biệt có những hộ nông dân chuyển đổi trước, nông dân được tham dự tập huấn nhiều hơn như xã Ninh Thạnh Lợi, xã Lộc Ninh nông dân tham dự trung bình từ 2 lần/năm về nuôi tôm và 1,5 lần/năm về trống lúa.

Bảng 4.12 Số lược tập huấn kỹ thuật của nông dân

Vùng khảo sát Tập huấn nuôi tôm Tập huấn trồng lúa

( Lần/năm/hộ) ( lần/năm/hộ)

Ấp Tà Suôl ( Lộc Ninh) 2,5 1,5

Ấp Bình Dân (Lộc Ninh) 2,0 1,5

Ấp Cai Giảng ( Lộc Ninh) 2,0 1,0

Ấp Chòm Cao (Ninh Thạnh Lợi) 1,7 1,5

Ấp Ninh Thạnh Tây (Ninh Thạnh Lợi) 2,5 0,6

Ấp Thống Nhất (Ninh Thạnh Lợi) 1,8 1,5 Ấp Vĩnh Bình (Vĩnh Lộc) 0,6 0,8 Ấp Vĩnh Thạnh (Vĩnh Lộc) 1,0 1,0 Ấp Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc) 1,5 1,5 Ấp Bình Lộc (Vĩnh Lộc A) 0,5 0,5 Ấp Ba Đình (Vĩnh Lộc A) 0,5 0,5

Nguồn: khảo sát PRA năm 2008 và số liệu thống kê của các xã

c. Vốn xã hội:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hội/đoàn, các mối quan hệ tin cậy. Phần lớn các hộ nông dân ở vùng khảo sát đều có thành viên tham gia vào các hội đoàn thể như hội nông dân chiếm 62%, hội phụ nữ 57%, hội cựu chiến binh 44%, đoàn thanh niên 50%, tổ, nhóm câu lạc bộ sản xuất và hợp tác xã 10%. Qua khảo sát cho thấy những nông hộ là có thành viên trong các tổ chức này đều làm ăn có hiệu quả hơn so với những nông hộ không có thành viên tham gia các tổ chức. Qua kết quả phỏng vấn PRA thì họ cho rằng do được tham gia vào các tổ chức này nên họ được tiếp cận với nhiều thông tin hơn, thông tin về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin về các kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường cho hàng nông sản. Mặt khác họ còn được đầu tư từ các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, các chương trình dự án do chính phủđầu tư.

d. Vốn vật chất:

Vốn vật chất của nông hộ thể hiện qua các loại như; cơ sở hạ tầng, các phương tiện sản xuất mà nông hộ sử dụng phục vụ cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng của nông hộ ở vủng đã khảo sát hầu như còn trong tình trạng thấp kém, các phương tiện phục vụ cho sản xuất ở những năm đầu mới chuyển đổi còn thiếu thốn, ở những năm gần đây tương đối đầy đủ, thể hiện qua bảng 4.13

Bảng 4.13 Khảo sát hiện trạng nguồn vốn vật chất của nông hộ năm 2007

Vùng khảo sát Nhà tường Nhà lá Xe máy Tivi Xuồng Máy bơm

(%) (%) (% ) (%) (%) (%)

Ấp Tà Suôl (Lộc Ninh) 49 45 35 85 79 67 Ấp Bình Dân (Lộc Ninh) 20 47 30 90 82 82 Ấp Cai Giảng (Lộc Ninh) 21 39 22 92 81 85 Ấp Chòm Cao (Ninh Thạnh Lợi) 26 60 23 74 92 83 Ấp Ninh Thạnh Tây (Ninh T. Lợi) 19 70 19 73 95 92 ấp Thống Nhất (Ninh Thạnh Lợi) 15 65 45 60 82 69 Ấp Vĩnh Bình (Vĩnh Lộc) 18 38 28 97 96 92 Ấp Vĩnh Thạnh (Vĩnh Lộc) 21 47 35 90 94 90 Ấp Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc) 28 40 29 96 90 100 Ấp Bình Lộc (Vĩnh Lộc A) 22 72 32 71 64 78 Ấp Ba Đình (Vĩnh Lộc A) 42 16 75 100 83 75

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

e. Vốn tài chính:

Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong việc đầu tư đến khả năng sản xuất và tái sản xuất của nông hộ. Qua khảo sát hầu hết người dân không có tiền mặt ( vốn tài chính tại nhà) để đầu tư vào sản xuất mà chủ yếu là đi vay, mượn từ nhiều nguồn như; người thân, từ ngân hàng (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội). Mặt dù nguồn thu của bà con nông dân là từ chuyển đổi sản xuất, trong đó nguồn thu chính là tôm và lúa nhưng mức độ chi xài tiêu dùng của hộ còn rất cao nên tiền mặt tích lũy không đủđểđầu tư cho tái sản xuất. Theo số liệu khảo sát được có đến hơn 90% số hộ dân đều có vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội với mức dư nợ cho vay trung bình từ 5 – 50 triệu đồng/hộ, có những vùng do đất đai nhiều nên họ có dư nợ cao hơn trên 60 triệu đồng nhưở xã Ninh Thạnh Lợi và xã Lộc Ninh.

4.3.5.3 Phân tích chính sách và những thực thi

a. Tác động của các chính sách và những thực thi

Sự thay đổi các cơ cấu và những thực thi trong khung đời sống nông hộ là các yếu tố tổ chức, các thể chế, các chính sách và các quy định luật định mà nó quyết định đến cuộc sống của hộ, các chủ trương của chính phủ về chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo Nghị quyết 09, các chương trình đầu tư cho nông dân trong vùng 135 của chính phủ. Nó có những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự tiếp cận các vốn sống của nông hộ, tác động đến chiến lượt sản xuất của nông hộ.

Những cơ quan, tổ chức có tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nông hộ ở địa phương như là:

- Chính quyền nhân dân các ấp, đây là tổ chức cũng được xem là làm công tác

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)