Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống nông dân vùng chuyển đổi tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 25 - 27)

Các yếu tố dể bị tổn thương là ảnh hưởng đến môi trường ngoài nơi con người đang sinh sống. Hoạt động sống của nông hộ mở rộng hơn là các vốn sống của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng quan trọng cũng như các rủi ro và yếu tố thời vụ (Nguyễn Duy Cần 2006). Việc chuyển đổi hệ thống canh tác ở vùng ĐBSCL có mang lại hiệu quả như tăng thu nhập cho người dân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là những nguồn lực mà bản thân mỗi nông hộ có được hay có

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thể kiểm soát được bao gồm: nhân lực (lao động, kiến thức và kỹ năng), đất đai, phương tiện sản xuất, tài chính (Trần Thanh Bé 2006). Sự phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến sản xuất và chiến lược sản xuất của nông hộ. Từ năm 2003-2005 xã Ninh Thạnh Lợi và xã Vĩnh Lộc có xu hướng đầu tư phát triển sản xuất về thủy sản của hộ nuôi tôm. Thêm vào đó giá cả tôm nguyên liệu khá cao từ 90-110 ngàn đồng/kg đã làm hấp dẫn người nuôi tôm, bất chấp rủi ro và điều kiện nuôi có phù hợp hay không (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006).

Về tài nguyên thiên nhiên: Đất tự nhiên của hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình 1,56ha/hộ. Có rất nhiều kiểu sử dụng đất như nuôi cá nước ngọt, tôm, lúa-cá (M.Hossain và cộng tác viên 2005). Vùng đất phèn rộng lớn ở huyện Hồng Dân nằm trong chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau của Chính Phủđã bị bỏ quên từ lâu nên hệ thống canh tác vùng này không có sự chuyển biến tích cực (Lê Quang Trí và Võ Thị Gương 2006). Đất đai tại Bạc Liêu phần lớn là đất chua phèn, mặn nguồn nước ngọt không ổn định nên năng suất lúa thấp ở vùng phía Bắc quốc lộ IA thuộc các huyện Giá Rai, Hồng Dân và Phước Long và một phần thuộc huyện Vĩnh Lợi, thị xã Bạc Liêu đã được chuyển sang nuôi tôm và kết hợp trồng lúa (Lê Xuân Thuyên và ctv 2004).

Bối cảnh về kinh tế: xét trên diện rộng, thì việc chuyển đổi trồng lúa sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi cá, cua vào những năm 2001 đạt kết quả tốt. Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện chuyển đổi sản xuất, ta thấy nhiều hộ nông dân trồng lúa, nuôi tôm phần đông là ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc trăng chưa đạt hiệu quả kinh tế cao ở Bạc Liêu, tính ổn định không được duy trì. Do lúa bị chết bởi nhiễm mặn, tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh xảy ra như đốm trắng, đỏ thân, năm 2004 tại tỉnh Bạc Liêu có hơn 50.000 ha tôm nuôi bị thất trắng. Tuy nhiên trong năm 2005 tỷ lệ thất bại giảm đáng kể so với năm 2003, đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo (Nguyễn Duy Cần 2006).

Xu hướng về chính sách: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09/CP về việc chuyển đổi sản xuất từ lúa sang nuôi tôm- lúa từ năm 2001 đến năm 2003 ởĐBSCL đã thu được kết quả cao. Ở Bạc Liêu đời sống nông dân được nâng lên đáng kể, mức tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu từ 18 đến 20% / năm. Tuy nhiên từ năm 2003 đến nay tình hình vùng nuôi tôm trở nên nghiêm trọng, dịch bệnh trên tôm thường xảy ra liên tục làm cho mọi nguồn lực của nông dân bị suy kiệt cảnh nợ nần, cầm cố tài sản lần lượt phát sinh. Ở Bạc Liêu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu dư nợ khó đòi lên đến 5% trong số vốn vay ngân hàng nhà nước đầu tư nuôi trồng thủy sản là 3.600 tỷđồng (Trần Thanh Bé 2006).

Xu hướng kỹ thuật các cơ quan khuyến nông khuyến ngưởđịa phương có nhiều hỗ trợ về tập huấn nuôi tôm, trồng lúa và các biện pháp quản lý trong canh tác cho nông dân trong vùng chuyển đổi, trình độ canh tác của nông dân có xu hướng ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀSINHKẾ NÔNG HỘVÙNG CHUYỂN ĐỔIHUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)