1. Các lỗi trang thiết bị cứu sinh trên tàu có thể mắc phải
a. Xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu
< Thân xuồng bị nứt, vỡ ; bánh lái bị hỏng ; chân vịt không có vành bảo vệ ; động cơ xuồng không được bố trí trong hộp bảo vệ ; ống xảđộng cơ không được bọc cách nhiệt; dây bám xung quanh xuồng bịđứt, xuồng không ghi tên tàu, sức chở và các kích thước (L x B x H) ; không khởi động được động cơ xuồng; hộp số làm việc không tin cậy ; không có hướng dẫn nâng hạ xuồng (hướng dẫn phải được chiếu sáng bằng cả
nguồn điện chính và sự cố) ; không đánh dấu vị trí người ngồi bên trong xuồng cứu sinh ; thiếu dây đai an toàn tại các vị trí người ngồi trong xuồng ; không hạ xuồng xuống nước và chạy thử theo đúng thời hạn quy định ; xuồng cấp cứu không đúng tiêu chuẩn (không có vật liệu nổi dự trữ, không có boong ở phần mũi xuồng, không có dây
bám xung quanh thân xuồng...) ; không có băng phản quang hoặc bố trí băng phản quang sai quy định .
< Danh mục các trang thiết bị của xuồng: không có danh mục; thiếu các trang thiết bị; trang thiết bị hết hạn .
< Trang bị nâng hạ xuồng : bị hao mòn, đứt, gãy ; cơ cấu ngắt cuối cần hạ bị hỏng ; dây cáp hạ xuồng không được thay mới hoặc đảo đầu theo đúng thời hạn quy định ; thiết bị hạ không được kiểm tra kỹ lưỡng và thử theo đúng thời hạn quy định ; cần cẩu hạ xuồng không đúng quy định (không có khả năng nâng hạ xuồng bằng tay, một người không thể tự thao tác nâng hạ xuồng từ một vị trí bên trong xuồng) .
b. Phao bè tự bơm hơi
< Số lượng phao bè không đủ (đặc biệt là đối với các tàu chỉ trang bị xuồng cấp cứu) ; liên kết cơ cấu nhả thủy tĩnh và khâu yếu không đúng ; không có khâu yếu ; dùng các dây cáp hoặc xích để chằng giữ phao bè ; vỏ phao bị nứt, vỡ ; không có hướng dẫn hạ phao (hướng dẫn chiếu sáng bằng cả nguồn điện chính và sự cố) .
c. Pháo hiệu cấp cứu
< Không đủ số lượng ; hết hạn ; không được cất giữ trong các hộp kín .
d. Phao tròn
< Phao không đủ khối lượng, bị bạc màu, không có băng phản quang ; dây bám của phao bịđứt, mục ; phao không được ghi tên tàu và cảng đăng ký ; bố trí các phao tròn có khả năng nhả nhanh từ boong lầu lái không đúng ; đèn tự sáng hoặc tín hiệu khói nổi của phao bị hỏng/hết hạn ; các phao tròn không được bố trí đúng vị trí quy
định ; các thiết bịđính kèm phao (dây ném, đèn tự sáng, tín hiệu khói nổi) không được kết nối với phao đúng quy định .
e. Phao áo
< Phao không có đèn, còi, băng phản quang, không ghi tên tàu và cảng đăng ký ; không có phao cho người trực ca trong buồng máy và buồng lái ; không đủ các phao cất giữở mũi tàu (đối với tàu có khoảng cách từ mút mũi tàu đến xuồng hoặc phao bè
đầu tiên lớn hơn 100m) ; phao áo không được cất giữđúng vị trí quy định.
f. Bộ quần áo bơi chống mất nhiệt
< Không trang bịđủ (đặc biệt là trên các tàu chỉ có xuồng cấp cứu) ; không ghi tên tàu và cảng đăng ký ; không có băng phản quang hoặc bố trí băng phản quang sai quy định; dụng cụ chống mất nhiệt: không trang bịđủ .
g. VHF hai chiều
< Dùng cho mục đích cứu sinh bị hỏng; không có pin dự trữ hoặc pin dự trữ hết hạn, không có hạn sử dụng; không cất giữđúng vị trí quy định .
< Cơ cấu nhả thủy tĩnh hết hạn ; cất giữ EPIRB trong buồng ; không có biên bản thử hàng năm và bảo dưỡng định kỳ 5 năm ; pin hết hạn ; cơ cấu nhả thủy tĩnh hoặc pin không có hạn sử dụng .
i. Radar Transponder
< Bị hỏng ; pin hết hạn hoặc không có hạn sử dụng ; hệ thống báo động chung bị
hỏng ; hệ thống truyền thanh công cộng bị hỏng .
j. Bố trí (thang dây) để đưa người xuống xuồng, bè cứu sinh
< Không có thang ; thang không đúng tiêu chuẩn ; thang bị mục, đứt ; không có tay vịn để trèo xuống thang ; không có mắt khuyên cốđịnh để liên kết thang dây với boong cứu sinh .
k. Chiếu sáng ở khu vực hạ xuồng, bè cứu sinh
< Không có đèn pha chiếu sáng (phải trang bịđèn pha chiếu sáng bằng cả nguồn
điện chính và sự cố) ; đèn chiếu sáng bị hỏng .
l. Thiết bị phóng dây
< Không trang bịđủ ; đầu phóng bị hết hạn .
m. Các tài liệu hướng dẫn và huấn luyện cứu sinh
< Không có Sổ tay hướng dẫn cứu sinh ; không có ký hiệu IMO tại nơi bố trí các trang bị cứu sinh ; không có hướng dẫn hạ xuồng, phao bè ; không có bảng tín hiệu cứu sinh ; không có ký hiệu của IMO tại nơi tập trung người để xuống phương tiện cứu sinh .
n. Danh mục kiểm tra và bảo dưỡng các trang thiết bị cứu sinh
< Không có hoặc danh mục không bao gồm đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh .
o. Ghi nhật ký
< Không ghi chép đầy đủ các đợt thực tập cứu sinh ; các đợt kiểm tra, bảo dưỡng và thử các trang thiết bị cứu sinh .
p. Các báo cáo/biên bản thử, bảo dưỡng trang bị cứu sinh
< Không có đầy đủ .
2. Giấy chứng nhận sắp hết hạn , dụng cụ cần thay thế
Phao tròn có đèn Exp : 5/2011
Phao tròn dùng cho người rơi xuống biển ở 2 bên cánh gà Exp : 7/2011
Pháo dù Exp : 6/2011
Đạn của súng bắn dây Exp : 6/2011 Giấy chứng nhận kiểm tra xuồng cứu sinh / cấp cứu Exp : 3/2/2011
Cẩu Davit Exp : 3/2/2011
Bè cứu sinh Exp : 4/2011
Nước ngọt trong xuồng Exp : 6/2011
Pháo hiệu dù trong xuồng Exp : 6/2011
Đuốc cầm tay trong xuồng Exp : 5/2011 Tín hiệu khói nổi trong xuồng Exp : 5/2011 Thuốc chống say sóng Exp : 2/2011 Bình chữa cháy trong xuồng Exp : 2/2011
EPIRB Exp : 5/2013
EEBD Exp : 2/2011
Giấy chứng nhận bảo dưỡng phao bè Exp : 14/4/2011 Giấy chứng nhận tự nhả xuồng cứu sinh khi có tải Exp : 3/2/2011 Giấy chứng nhận thử tải cần hạ xuồng cứu sinh Exp : 3/2/2011
Ngày đảo cáp Exp : 2/2011
Ngày thay mới cáp Exp : 8/2013
Dây cứu sinh cho phao tròn Đã cũ
3. Nhận xét công tác bảo dưỡng , huấn luyện của tàu
Vấn đề cứu sinh trên tàu VP FORTUNE được thực hiện rất tốt từ công ty cho
đến tàu . Bố trí , bảo quản , kiểm tra và bảo dưỡng cũng như việc huấn luyện , thực tập
được thực hiện nghiêm túc theo một qui trình chuẩn được đề ra từ trước theo các tiêu chuẩn của IMO .
Trên tàu , Sỹ quan và thuyền viên đều có trách nhiệm trong công tác cứu sinh . Thuyền trưởng và phó 3 phụ trách vấn đề cứu sinh của tàu làm việc theo đúng quyền hạn , chức trách của mình mà không có thái độ qua loa , phù phiếm trong công việc . Mọi trang thiết bị hư hỏng , hết hạn đều được phó 3 kịp thời cập nhật và yêu cầu Công Ty cấp mới hay sửa chữa ngay khi tàu đến cảng . Toàn bộ thuyền viên trên tàu đều nắm được nội dung của công tác cứu sinh .
Ban quản lý tàu thường xuyên xuống tàu kiểm tra tình hình , giấy tờ về công tác cứu sinh trên tàu mỗi khi tàu về cảng . Và việc cung cấp trang thiết bị thay thế khi trang thiết bị cứu sinh hết hạn , hay hư hỏng được thực hiện ngay khi tàu vềđến cảng .
LỜI KẾT
1. Những điều cần ghi nhớ
Chúng ta có thể kết luận một sốđiều ghi nhớ quan trọng mà đối với mạng sống của chúng ta :
< Khi lên tàu phải lập cho mình kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp .
Đường thoát hiểm ra boong gần nhất của mình ởđâu ? Các trạm phao bè , xuồng cứu sinh , áo phao , quần áo chống thấm gần nhất ởđâu ? Làm sao có thể nhanh chóng tiếp cận được nó nếu cần . Các tín hiệu cấp cứu thế nào ?
< Phải hiểu biết việc thao tác trang thiết bị cứu sinh của mình như thế nào ? Khi cứu nạn không phải là lúc để học mà phải hành động nhanh thành thạo .
< Ngay cả khi ở trong vùng nhiệt đới , phải mặc nhiều lớp quần áo để chống lạnh , mặc quần áo chống thấm nếu có .
< Phải đeo áo phao ngay tức khắc khi có tình huống khẩn cấp .
< Khi bỏ tàu , nếu có thểđược vào phao bè hoặc xuồng cứu sinh bằng phương pháp trực tiếp ( không nhảy xuống nước ) .
< Để giữ mạng sống bắt buộc phải có ý chí quyết tâm .
2. Lời cảm ơn
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp , làm việc trên tàu để viết luận văn này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn Giảng viên Đặng Thanh Nam cũng như toàn bộ thuyền viên trên tàu VP FORTUNE . Bên cạnh đó xin cảm ơn Ban quản lý tàu đã tạo điều kiện cho e được xuống tàu làm việc .
Trong suốt 5 năm học tập dưới mái trường Đại Học Giao Thông Vận Tải , chúng em đã luôn nhận được sự quan tâm, tận tình truyền đạt kiến thức từ quí thầy cô, những kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc giúp ích cho em rất nhiều cho tương lai, vì vậy em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô.
Em cũng xin cảm ơn công ty cp thương mại vận tải biển Đông Á ; các anh , các chú trên tàu VP Fortune đã tạo điều kiện thuận lợi cho e trong thời gian thực tập mà qua đó e đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích cho bài luận văn này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Thanh Nam ; thuyền trưởng , giảng viên khoa Hàng Hải ; người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu đề tài và hoàn thiện luận văn . Em sẽ không hoàn thành tốt được nếu không có những lời chỉ
dẫn, những tài liệu, những lời động viên, khích lệ từ phía thầy.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót . Em mong nhận được cảm thông và sựđóng góp ý kiến, chỉ bảo của quí thầy cô .
Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, chúc thầy Đặng Thanh Nam sức khỏe để
tiếp tục sự nghiệp vinh quang và cao quí của mình, chúc mái trường gtvt sẽ luôn là cái nôi đào tạo thuyền viên có ích cho quê hương.