1. Sẵn sàng hoạt động
< Trước khi tàu rời cảng và vào thời điểm trong chuyến đi , tất cả các trang bị cứu sinh phải ở trạng thái hoạt động tốt và sẵn sàng sử dụng được ngay .
2. Bảo dưỡng
< Phải trang bị các hướng dẫn về việc bảo dưỡng trên tàu các trang bị cứu sinh thỏa mãn các yêu cầu và việc bảo dưỡng phải được thực hiện theo các hướng dẫn .
< Thay cho các hướng dẫn Chính quyền hành chính có thể chấp nhận một chương trình bảo dưỡng được lập trên tàu .
3. Bảo dưỡng các dây hạ
< Các dây hạ sử dụng để hạ các phương tiện cứu sinh phải được đảo đầu trong những khoảng thời gian không quá 30 tháng và phải được thay mới khi cần thiết do bị
hư hỏng dây hạ hoặc vào những khoảng thời gian không quá 5 năm , lấy thời hạn nào sớm hơn .
< Chính quyền hành chính có thể chấp nhận thay thế việc đảo đầu bằng việc kiểm tra định kỳ các dây hạ và việc thay mới chúng bất cứ khi nào cần thiết do bị hư hỏng hoặc vào những khoảng thời gian không quá 4 năm , lấy thời hạn nào sớm hơn .
4. Phụ tùng dự trữ và thiết bị sửa chữa
< Các phụ tùng dự trữ và thiết bị sửa chữa phải được cung cấp cho các trang bị
cứu sinh và các bộ phận cấu thành của chúng mà phải chịu mài mòn hay tiêu hao quá mức và cần phải thay thếđịnh kỳ .
5. Kiểm tra hàng tuần
< Các công việc thử và kiểm tra sau đây phải được tiến hành hàng tuần :
i. Tất cả các phương tiện cứu sinh , xuồng cấp cứu và thiết bị hạ phải được kiểm tra bằng mắt đểđảm bảo rằng chúng sẵn sàng sử dụng ;
ii. Tất cả các động cơ của xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu phải được cho chạy trong một thời gian tổng cộng không ít hơn 3 phút với điều kiện nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ tối thiểu yêu cầu cho việc khởi động và hoạt động của động cơ . Trong khoảng thời gian này , nó phải chứng tỏ rằng hộp số và bộ truyền động hộp số
liên kết thỏa mãn . Nếu các đặc tính kỹ thuật đặc biệt của động cơ lắp ngoài một xuồng cấp cứu mà không cho phép nó được chạy với chân vịt không chìm ngập trong nước trong 3 phút thì nó phải được cho chạy trong khoảng thời gian như hướng dẫn của nhà chế tạo .
iii. Hệ thống báo động sự cố phải được thử .
6. Kiểm tra hàng tháng
< Việc kiểm tra các phương tiện cứu sinh , kể cả các thiết bị của xuồng cứu sinh phải được tiến hanh hàng tháng bằng cách sử dụng danh mục kiểm tra yêu cầu đểđảm bảo rằng chúng hoàn toàn đầy đủ và ở trạng thái tốt . Một báo cáo kiểm tra phải được ghi vào nhật ký .
7. Bảo dưỡng các phao bè bơm hơi , các phao áo bơm hơi , các hệ
thống sơ tán hàng hải và các xuồng cấp cứu đã bơm hơi
< Các phao bè bơm hơi , các phao áo bơm hơi và các hệ thống sơ tán hàng hải phải được bảo dưỡng :
i. Vào những khoảng thời gian không quá 12 tháng , tuy nhiên trong trường hợp bất kỳ khi không thực hiện được yêu cầu này thì Chính quyền hành chính có thể kéo dài thời hạn này đến 17 tháng ;
ii. Tại một trạm bảo dưỡng được công nhận có đủ khả năng để bảo dưỡng chúng , duy trì các phương tiện bảo dưỡng thích hợp và chỉ sử dụng những người đã được đào tạo phù hợp (Nghị quyết A.761(18) ) .
< Triển khai luân phiên các hệ thống sơ tán hàng hải
< Bổ sung hoặc kết hợp với những khoảng thời gian bảo dưỡng các hệ thống sơ
tán hàng hải như yêu cầu , mỗi hệ thống sơ tán hàng hải phải được triển khai từ tàu trên cơ sở luân phiên những khoảng thời gian được Chính quyền hành chính chấp nhận với điều kiện mỗi hệ thống được triển khai ít nhất 1 lần trong 6 năm .
< Một Chính quyền hành chính phê duyệt việc bố trí các thiết bị cứu sinh bơm hơi mới và kiểu mới theo đúng qui định có thể cho phép những khoảng thời gian bảo dưỡng được kéo dài thêm với các điều kiện sau :
i. Việc bố trí bè cứu sinh mới và kiểu mới đã chứng tỏ duy trì được tiêu chuẩn tương đương như yêu cầu bởi qui trình thử trong những khoảng thời gian bảo dưỡng
đã được kéo dài thêm .
ii. Hệ thống bè phải được kiểm tra trên tàu bởi những người được chứng nhận phù hợp .
iii. Việc bảo dưỡng ở những khoảng thời gian không quá 5 năm phải được tiến hành phù hợp với những Khuyến nghị của Tổ chức .
< Mọi công việc sửa chữa và bảo dưỡng các xuồng cấp cứu đã bơm hơi phải được thực hiện phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo . Có thể thực hiện các công việc sửa chữa sự cốở trên tàu tuy nhiên , các công việc sửa chữa hoàn chỉnh phải được thực hiện tại một trạm bảo dưỡng được công nhận .
< Một Chính quyền hành chính mà cho phép kéo dài thời gian phải bảo dưỡng phao bè phù hợp và phải thông báo việc kéo dài thời hạn đó cho Tổ chức phù hợp với qui định .
8. Bảo dưỡng chu kỳ các bộ nhã thủy tĩnh
< Các bộ nhả thũy tĩnh không phải là các bộ chỉ sử dụng 1 lần , phải được bảo dưỡng :
i. Vào những khoảng thời gian không quá 12 tháng , tuy nhiên trong trường hợp bất kỳ khi không thực hiện được yêu cầu này thì Chính quyền hành chính có thể kéo dài thời hạn này đến 17 tháng;
ii. Tại một trạm bảo dưỡng được công nhận có đủ khả năng để bảo dưỡng chúng , duy trì các phương tiện bảo dưỡng thích hợp và chỉ sử dụng những người đã được đào tạo phù hợp .
< Các vỏ chứa , các giá treo , các giá đỡ và những vị trí cất giữ tương tự khác cho các thiết bị cứu sinh phải phải được đánh dấu bằng các ký hiệu phù hợp với các
khuyến nghị của Tổ chức (Nghị quyết A.760(18) ) , chỉ rõ thiết bịđược cất giữở vị trí nào cho mục đích gì . Nếu có nhiều thiết bịđược cất giữở cùng vị trí đó , số lượng thiết bị cất giữ cũng phải được chỉ rõ .
10.Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị hạ và cơ cấu nhả có tải
< Các thiết bị hạ :
i. Phải được bảo dưỡng ở những khoảng thời gian được khuyến nghị phù hợp với những hướng dẫn cho việc bảo dưỡng trên tàu ;
ii. Phải được tổng kiểm tra vào những thời gian không quá 5 năm ;
iii. Sau khi hoàn thánh việc tổng kiểm tra , phanh tời phải được thửđộng phù hợp ;
< Cơ cấu nhả có tải phải :
i. Được bảo dưỡng ở những khoảng thời gian được khuyến nghị phù hợp với những hướng dẫn cho việc bảo dưỡng trên tàu ;
ii. Được kiểm tra kỹ lưỡng và thử trong quá trình kiểm tra bởi những người được
đào tạo thích hợp quen thuộc với hệ thống ;
< Được thử hoạt động với tải bằng 1,1 lần tổng khối lượng của xuồng cứu sinh khi chởđầy đủ người và trang thiết bị bất cử lúc nào cơ cấu nhảđược tổng kiểm tra . Việc tổng kiểm tra và thử như vậy được thực hiện ít nhất 1 lần trong 5 năm (Nghị
quyết A.689(17) .