Trang thiết bị vô tuyến

Một phần của tài liệu Đề tài công tác cứu sinh trên biển potx (Trang 86 - 88)

V. Sử dụng trang thiết bị cứu sinh

6. Trang thiết bị vô tuyến

Trên mỗi tàu được trang bị các thiết bị vô tuyến điện sử dụng trong cứu nạn hàng hải khác nhau . Mỗi sỹ quan an toàn – Đại phó trên tàu phải dịch bản hướng dẫn sử

dụng các thiết bịđó và đính vào quyển Sổ tay huấn luyện an toàn của tàu minh làm tài liệu huấn luyện .

< Tựu trung lại có các thiết bị sau :

i. Inmarsat Mini-M : Sử dụng tín hiệu vệ tinh . ii. Inmarsat – C : Sử dụng tín hiệu vệ tinh .

iii. MF – HF gọi chọn số DSC . Sử dụng sóng mặt đất . iv. VHF gọi chọn số DSC . Sử dụng sóng mặt đất .

v. Phao chỉ báo vị trí sự cố EPIRB . Sử dụng cách gửi tín hiệu đến vệ tinh . vi. Bộ phản xạ tín hiệu Radar SART .

< Phải phát được tín hiệu cấp cứu ở các tần số bình thường qui định .

< Với các chức năng của máy , ngoài nấc sử dụng bình thường còn có nấc auto để

tựđộng phát tín hiệu cấp cứu .

< Tầm hoạt động với anten cốđịnh thì thu được ở 25 lý .

< Có thể thu được các tín hiệu cấp cứu khác .

< Năng lượng của pin đủđể máy hoạt động liên tục trong vòng 24 giờ , phải có bộ

nạp lớn hơn tải nạp được .

< Có thêm 1 thiết bị , 1 cái diều hoặc bong bóng bay đểđưa anten lên cao .

Trong phần này , mô tả phương pháp sử dụng và thao tác của thiết bị vô tuyens cứu sinh xách tay , phát tín hiệu cấp cứu tựđộng và phao phát tín hiệu radio báo bị trí sự cố ( EPIRB ) . Thiết bị phát sóng phản xạ Radar ( SART )

a. Thiết bị vô tuyến điện thoại hai chiều VHF

< Được dùng phục vụ liên lạc , mỗi tàu được trang bị 3 bộ :

i. Ở chỗ tập trung khi tất cả chuẩn bị rời tàu , giữa các chức danh có nhiệm vụ . ii. Giữa các ca nô , các phao bè với nhau và giữa ca nô , phao bè với tàu .

iii. Ở trạm xuồng cứu hộ , giữa xuồng cứu hộ với tàu , giữa các nhiệm vụ trên tàu .

Lưu ý : phải đảm bảo có đủ pin dự trữ và còn hạn sử dụng .

b. Tiêu vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố EPIRB

< Máy được đặt trên giá đỡ hoặc bên ngoài có túi đựng và được treo ở trên giá hoặc treo ở vách .

< Máy phải kín nước , có khả năng nổi được và không bị hư hỏng khi vứt từđộ

cao 20 m xuống nước .

< Có kết cấu nhẹ , dễ cầm , gọn , có đèn chỉ báo sáng khi máy hoạt động có màu sắc dễ nhận .

< Pin đủ hoạt động trong vòng 24 giờ .

< Hoạt động ở tần số 121,5 Mhz và 406 Mhz .

< Khi hoạt động ta lấy máy khỏi giá , rút anten ra ngoài , rút chốt khóa thì máy sẽ

tựđộng phát đi tín hiệu cấp cứu và hô hiệu của tàu ( đã được mã hóa ) . Các trạm vô tuyến bờ khi nhận tín hiệu này sẽ tựđộng phân tích và xác định vị trí bị nạn .

< Khi làm việc , máy có thểđặt ở bất cứ nơi đâu .

< Thiết bị báo động trong đó vị trí được phát ra bằng tín hiệu sóng vô tuyến điện , tạo điều kiện cho các trạm cứu hộ tìm kiếm dễ dàng . Được mang lên xuồng cứu sinh

để sử dụng ; được trang bị 1 chiếc cho mỗi tàu.

i. Hoạt động tựđộng : EPIRB được đặt trên giá đỡ gắn với bộ nhã thủy tĩnh và

được đặt trên nóc buồng lái . Nếu trường hợp sự cố khẩn cấp xảy ra mà phao được đặt bị nhấn chìm dưới nước thì EPIRB sẽ tựđộng được nhả ra khỏi giá đỡ của nó . Khi đó giá đỡ phía dưới sẽ bật ra do tác động của áp lực nước ởđộ sâu 2 – 3 m phao sẽ nổi lên trên mặt nước và bắt đầu tựđộng phát tín hiệu trên tần số cấp cứu 406 MHz .

ii. Hoạt động bằng tay :

Chú ý : Qui trình thao tác dưới đây chỉ sử dụng trong tình trạng khẩn cấp .

Để thao tác bằng tay , tháo đai và lấy EPIRB ra – bật công tắc sang vị trí ON . Khi đó phao sẽ phát tín hiệu và có thể nhìn thấy đèn chỉ báo chớp sáng lên .

iii. Qui trình thử :Trước khi thử các thiết bị phải nghiên cứu sách hướng dẫn cẩn thận . Công việc thử phát cấp cứu cần phải thực hiện ở phòng được che chắn , tốt hơn là dưới boong sắt để tránh rủi ro của việc phát sóng ngoài ý muốn . Việc thử phải thực

hiện trong thời gian ngắn nhất , chỉđủđể kiểm tra hoạt động của thiết bị có chính xác không . Sau khi thử nó phải được kiểm tra cẩn thận rằng công tắc đã đặt ở vị trí OFF . iv. Thử hoạt động : Xoay công tắc điều khiển đến vị trí TEST khi đó việc phát thực hiện ở tải giả , như vậy tránh được việc phát sóng ra ngoài . Đèn chỉ báo công suất RF

được mô tả trong sách hướng dẫn đèn chớp sáng là được .

c. Tiêu phát đáp tìm cứu Radar ( SART )

< Tiêu phát đáp tìm cứu radar khi hoạt động sẽ phát sóng tần số 9 GHz và các trạm radar cứu hộ dễ dàng phát hiện .

< Mỗi tàu được trang bị 2 bộ , được mang lên xuồng cứu sinh hoặc sử dụng trên tàu khi cần thiết .

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SART

< Lấy SART ra khỏi giá đỡ .

< Ấn xoay công tắc sang vị trí ON , kiểm tra xem đèn LED sáng không .

< Gắn SART vào xuồng cùng với dây nổi .

Ngoài các thiết bị trên tàu , còn có phao báo vị trí hay phao đánh dấu người bị

nạn , phao nối với tàu chìm ( ở vùng cạn ) với 1 sợi dây dài 814 m , trên đầu phao có

đèn chớp từ 50 – 60 chớp / phút ; phao nối với người bị nạn hay xuồng có dây dài 15 m và chúng cũng có thể hoạt động phát tín hiệu ở tần số 121,5 Mhz hoặc 406 Mhz .

Một phần của tài liệu Đề tài công tác cứu sinh trên biển potx (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)