Đổi mới nhận thức của người quản lí

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 94 - 95)

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động mà là một quá trình biện chứng mang tính năng động sáng tạo, tích cực có chọn lọc, có mục đích trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể.

Do chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên trong nhận thức, suy nghĩ của đội ngũ CBQL của nước ta nói chung và những người làm công tác QLGD nói riêng còn mang nặng tính quan liêu, xa rời thực tế, với các thủ tục hành chính nặng nề và luôn ỷ lại, trông chờ cấp trên; bệnh thành tích trong giáo dục đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người…

Do đó, việc đổi mới nhận thức và tư duy của đội ngũ cán bộ QLGD là một công việc vô cùng cần thiết, đầy khó khăn và trở ngại nhưng chúng ta nhất quyết phải làm vì nếu chúng ta không bắt đầu thì sẽ có tội với HS, với xã hội và với nhân dân.

Công việc đầu tiên trong cuộc cách mạng này là cơ chế phân cấp quản lí – Phân cấp trong việc đưa ra các quyết định. Nhà trường cần có sự phân cấp quản lí trong hoạt động GD&ĐT cho từng bộ môn, từng GV với trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ rõ ràng; có cơ chế giám sát, kiểm tra và đánh giá khách quan và khoa học; cần lấy chất lượng, hiệu quả và uy tín làm thước đo kết quả hoạt động của mỗi GV.

Vấn đề thứ hai mà người CBQL cần quan tâm là phải luôn bám sát thực tế, bám sát cơ sở (trường, lớp, HS, GV, môi trường kinh tế xã hội…) để tiếp thu, lắng nghe những yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống, thấu hiểu từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi con người trong trường để có được sự chỉ đạo cụ thể, cách giải quyết sát với tình hình ở từng cơ sở, trường, lớp, bộ môn… và mỗi cá nhân.

Cùng với việc đổi mới nhận thức về công tác quản lí, cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa của PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của HS trong học tập cho lãnh đạo nhà trường, cho các tổ chuyên môn, các bộ môn và cho từng GV… để mỗi con người và từng bộ phận trong nhà trường cùng chung sức xây dựng và phát triển phong trào dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 94 - 95)