Nội dung quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng 1Quản lí kế hoạch dạy học, chương trình dạy họ c

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 35 - 36)

Xây dựng kế hoạch dạy học chính là việc thiết kế kế hoạch dạy học cho môn học, bài học theo từng thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình dạy học, khả năng của GV và phân tích kết quả học tập của HS cùng với điều kiện đảm bảo cho HĐDH… HT quản lí, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường để hướng dẫn GV xác định mục tiêu đúng đắn và phải tìm, lựa chọn biện pháp thực hiện được mục tiêu đề ra. Để kế hoạch dạy học của GV không phải là hình thức. Nhà quản lí phải có nhiều biện pháp khác nhau để giúp GV hoàn thành kế hoạch.

Trường THPT tổ chức giảng dạy theo nội dung chương trình giáo dục THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, gồm 11 môn bắt buộc: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Kĩ thuật, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Thể dục. Thời lượng và phân tiết được qui định rõ trong PPCT. Đây được xem là “pháp lệnh”, đòi hỏi Ban Giám hiệu nhà trường và toàn thể GV phải tuân thủ, chỉ có thể giãn tiết (để dạy cho kĩ hơn, sâu hơn) chứ không được phép cắt xén tiết dạy.

Nội dung chương trình giảng dạy do Bộ GD&ĐT qui định được thể hiện chủ yếu trên hai loại văn bản: PPCT và SGK. Về nguyên tắc, đó là pháp lệnh nhà nước,

bắt buộc mọi cơ sở giáo dục, mọi thành viên giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tuân thủ theo. Do đó, đểđảm bảo hiệu quả quản lí HĐGD, HT phải:

- Nắm vững nội dung chương trình giảng dạy.

- Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Cụ thể hoá thời lượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị mình.

- Phân công, phân nhiệm và lên kế hoạch triển khai thực hiện chương trình.

- Trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho PHT hoặc TTCM đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc lên kế hoạch và thực hiện chương trình ở từng GV. Cụ thể là:

+ Yêu cầu GV lên kế hoạch dạy học cho bộ môn mà họ phụ trách. Kế hoạch này phải có sự trao đổi và thống nhất ở tổ bộ môn để đảm bảo sựđồng bộ trong nội dung và thời lượng giảng dạy, không cắt xén nội dung chương trình.

+ HT, PHT các TTCM phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình giảng dạy hàng tuần, hàng tháng qua các phương tiện hỗ trợ như: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra, bài kiểm tra chất lượng học tập của HS

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 35 - 36)