bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học
Hiệu quả dạy học đạt được một phần phụ thuộc vào điều kiện CSVC của nhà trường. CSVC sư phạm là thành tố của quá trình dạy học, vì vậy người CBQL phải coi quản lí CSVC là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lí nhà trường. CSVC phục vụ dạy học gồm: phòng học, bàn ghế, bảng đen, ĐDDH, các trang thiết bị - kĩ thuật, sách, báo, … là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động dạy - học diễn ra
thuận lợi và đạt hiệu quả. Quản lí phương tiện dạy học bao gồm ba mặt liên quan với nhau. Đủ phương tiện dạy học, sử dụng tốt, bảo quản tốt, phương tiện dạy học là điều kiện cần thiết, là cơ sở thực hiện những mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lí. Vì vậy, trước hết HT cần nhận đúng đắn về ý nghĩa của phương tiện dạy học đối với công tác giảng dạy và chú trọng việc quản lí vấn đề này. Đểđảm bảo GV có đủ phương tiện dạy học, HT cần khai thác triệt để các nguồn cung cấp. Những nguồn trang thiết bị nhà nước cấp hàng năm, huy động đóng góp của cộng đồng và động viên GV, HS tự làm ĐDDH. HT cần có kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn tu bổ, mua sắm phương tiện dạy học. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho giảng dạy, HT cần lưu ý để từng bước trang bị cho trường của mình.
Việc tăng cường, mua sắm trang thiết bị dạy học phải đi đôi với việc tăng cường tổ chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy. Tránh tình trạng có phương tiện dạy học nhưng GV ngại sử dụng, hoặc sử dụng hiệu quả thấp. Để khai thác một cách triệt để ĐDDH, HT phải chỉ đạo PHT, TTCM nghiên cứu chương trình giảng dạy của từng môn, từng khối lớp cần có thiết bị dạy học và đối chiếu với những tiết dạy học nhà trường hiện có để thống nhất số tiết có thể sử dụng thiết bị dạy học ở nhà trường của mình. Đầu năm học tổ chức giới thiệu cho GV những thiết bị dạy học hiện có để GV lập kế hoạch về kĩ thuật sử dụng.
HT cần chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề về sử dụng các phương tiện dạy học, tổ chức thao giảng, thi sử dụng ĐDDH.
HT phải chỉđạo cụ thểđể cho việc sử dụng thiết bị dạy học thành nề nếp và tự giác của GV. Việc sử dụng thiết bị của GV được kiểm tra đánh giá và có những hình thức khen thưởng kịp thời.
Kết luận chương I
QLGD, quản lí nhà trường, đặc biệt là quản lí trường THPT vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó đòi hỏi người CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí nói chung, QLGD nói riêng và phải nắm vững các nội dung, nguyên tắc quản lí nhà trường. Công tác quản lí nhà trường THPT thực chất là công tác quản lí hoạt động dạy và học. HĐDH của trường THPT là một hoạt động đặc thù, nó chiếm hầu hết thời gian suốt năm học, qui định rõ khối lượng công việc của GV, HS và của người quản lí. Công tác quản lí HĐGD ở các trường THPT là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người CBQL phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lí HĐGD ở trường THPT, về đặc điểm lao động của người GV THPT, biết dự kiến và hoạch định công việc, có trình độ kĩ năng và nghiệp vụ quản lí, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường theo qui trình khoa học, làm cho nhà trường vận hành theo đúng qui luật khách quan, thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ