Bồi dưỡng lí luận nghiệp vụ quản lí

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 92 - 93)

Số lượng CBQL còn thiếu, chưa có CBQL có trình độ QLGD trên đại học; đại đa số CBQL chưa đủ trình độđể quản lí nhà trường bằng công nghệ tiên tiến và các CBQL chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy trong giai đoạn 2007-2010, mỗi năm cần phải cử (theo qui định bắt buộc) 10% CBQL đương nhiệm và cán bộ dự nguồn (trung bình khoảng 2-4 người/trường/năm) đi học các lớp đại học, sau đại học QLGD hoặc liên kết với các trường đại học sư phạm bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD với thời hạn ít nhất là 1 năm để đến năm 2010 có khoảng 50% cán bộđược đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD.

Tăng cường thường xuyên bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học hàng năm theo nội dung bồi dưỡng thiết thực, theo từng chuyên đề cụ thể nhằm giúp CBQL đương nhiệm và cán bộ dự nguồn nắm được việc quản lí nhà trường bằng công nghệ tiên tiến dưới các hình thức ngắn ngày, tổ chức xêmina, hội thảo, cũng như bồi dưỡng kiến thức quản lí tài chính, thanh tra giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, lập kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục, ...

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung ở hình thức không chính qui, liên kết với các trường đại học sư phạm trong vùng, trường chính trị đào tạo tại chỗ;

phương thức bồi dưỡng tập trung bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng theo chuyên đề, từng giai đoạn trong năm học. Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với việc tựđào tạo, tự bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn theo phương thức cung cấp nội dung, yêu cầu, tài liệu để tự nghiên cứu; định kì tổ chức kiểm tra và đánh giá; hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng của mỗi CBQL.

Phối kết hợp các phòng, ban Sở GD&ĐT, các cơ quan khác để xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát thực tiễn, trang bị những kĩ năng cụ thể cần thiết, phương pháp quản lí hiện đại; tài liệu bồi dưỡng không nặng tính hàn lâm, lí thuyết và phải cập nhật được những thông tin về QLGD tiên tiến trong và ngoài nước.

Xây dựng tủ sách chuyên đề phục vụ các lớp bồi dưỡng cán bộ QLGD:

Ý thức tự giác, tự học, tự nghiên cứu của học viên chỉ có thể thực hiện nếu như thư viện nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Nhà trường cần chỉ đạo phòng đọc của thư viện hình thành “Tủ sách dành cho cán bộ QLGD”. Tủ sách được trang bị các loại sách như sau:

- Các văn kiện của Đảng qua các kì Đại hội;

- Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật;

- Các tài liệu về quản lí hành chính nhà nước;

- Các giáo trình bồi dưỡng cán bộ QLGD của Trường Cán bộ QLGD TW 1 và 2;

- Các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học xã hội và tâm lí học quản lí.

- Các bài viết, bài tham luận, kỉ yếu, báo cáo,…về công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 92 - 93)