Tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo ở huyện Cần Đước 1Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 42 - 44)

Cần Đước là huyện tiếp giáp cửa sông ra biển nằm phía đông tỉnh Long An, phía Bắc giáp huyện Cần Giuộc, phía Tây giáp huyện Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành, phía Nam và Đông nam giáp huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) và Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). Huyện có diện tích 217,934 km2, dân số 174.539 người, tổ chức hành chánh gồm 16 xã và 1 thị trấn. Vị trí của huyện là địa bàn có giá trị chiến lược với hệ thống đường bộ gồm quốc lộ 50 (TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây), tỉnh lộ 826, 835 đi các xã vùng thượng nối qua quốc lộ 1A và tỉnh lộ 826B đi đến đồn Rạch Cát hướng cửa sông ra biển,đường thuỷ có Kinh Nước Mặn (TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây) và sông Vàm Cỏ ra cửa biển Cần Giờ.

Huyện Cần Đước với 17 xã, thị trấn gồm: thị trấn Cần Đước, xã Long Trạch, Long Khê, Long Định, Phước Vân, Long Cang, Long Sơn, Long Hoà, Tân Trạch, Phước Tuy, Phước Ân, Tân Chánh, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Long Hựu Tây, Long Hưu Đông, trong đó, thị trấn Cần Đước là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Trước đây Cần Đước được coi là một huyện thuần nông, kinh tế của huyện hoàn toàn phụ thuộc vào cây lúa. Từ năm 1990 huyện tập trung thực hiện chương trình chuyển dịch kinh tế thay đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm tăng thu nhập cho người nông dân làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn địa phương . Thành công lớn nhất của huyện là đưa con tôm sú vào nuôi ở các vùng đất ngập mặn của huyện với diện tích gần 2.000 ha mang lại hàng tỉ đồng cho người nông dân mỗi năm. Bên cạnh đó, các xã vùng thượng của huyện cũng đã tập trung xây dựng vùng sản xuất màu chuyên canh với với diện tích trên 650 ha cùng với việc xúc tiến thành lập các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn đảm bảo cung cấp sản

phẩm rau màu cho thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận . Trong khi tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thì cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực với hơn 13.000 ha cũng được các ngành chức năng và bà con nông dân đầu tư vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng các biên pháp quản lí dịch hại tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao . Với sản lượng lương thực bình quân hàng năm gần 70.000 tấn thì đã có trên 40% các giống lúa đặc sản như Tài Nguyên, Nàng Thơm (sản phẩm gạo Nàng thơm Chợ Đào đã được cục sở hửu trí tuệ cấp giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa độc quyền) người nông dân Cần Đước hiện nay đang tập trung việc sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo yêu cầu thị trường trong hội nhập kinh tế hiện nay . Không chỉ tập trung các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà lãnh đạo huyện luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp thông qua việc tổ chức các mô hình trình diễn , hội thảo mang nhiều vật nuôi mới vào nuôi thành công trên điạ bàn như : Đà điểu , ba ba , chăn nuôi bò sữa … nhất là tập trung thực hiện các mô hình sản xuất khép kín , xen canh , thâm canh … góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân hạ thấp tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 2,1% vào thời điểm năm 2007.

Bên cạnh những thành tích trong sản xuất nông nghiệp thì việc tập trung cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã được chú trọng đầu tư phát triển . Từ năm 2004 với việc xây dựng khu công nghiệp Thuận Đạo (huyện Bến Lức) nối dài 50 ha đến nay toàn huyện đã quy hoạch xây dựng gần 3.000 ha trong đó nhiều khu cụm công nghiệp đã được các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư nhà xưởng đi vào sản xuất thu hút, giải quyết trên 5.000 lao động ở địa phương . Cần Đước được xác định và vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh hiện nay và là một trong những điạ phương có tốc độ xây dựng phát triển các khu – cụm công nghiệp nhanh và hiệu quả của tỉnh Long An hiện nay. Với sự tập trung thay đổi cơ cấu kinh tế theo tinh thần nghị quyết huyện ủy đã đề ra trong vài năm trở lại đây cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự thay đổi rõ nét : thu nhập khu vực nông lâm thủy lợi từ 70 % , tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng 20 % và thương mại dịch vụ chiếm 10% cơ cấu kinh tế hiện nay đã có sự thay đổi khá rõ : nông nghiệp hiện còn 60 % , tiểu thủ công nghiệp chiếm

khoảng 30 % , dịch vụ thương mại chiếm 10% thu nhập kinh tếđịa phương và trong những năm kế tiếp cơ cấu này sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng tập trung vào công nghiệp . Với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế cũng đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống xã hội nhất là công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực được tập trung nhằm đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đại phương trong thời gian tới .

Từ những năm 1990 đất nước chuyển đổi theo hướng phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, huyện đã theo đà đi lên của tỉnh Long An. Nền kinh tế đã chuyển dịch cơ cầu từ thuần nông sang một phần công nghiệp, đồng thời nông nghiệp phát triển theo hướng vật nuôi cây trồng. Cho đến hết năm 2007, 60% tỷ trọng kinh tế của huyện là từ công nghiệp và cơ cấu vật nuôi cây trồng. Sự thay đổi lớn về kinh tế đã làm thay đổi toàn bộ mọi mặt của huyện Cần Đước. Đời sống người dân và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy công tác giáo dục đã được tỉnh và huyện rất chú trọng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)