Nguyên nhân của thực trạng quản lí hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 82 - 88)

Để tìm ra nguyên nhân về công tác quản lí HĐGD của nhà trường, chúng tôi dựa vào sự đánh giá khách quan qua các phiếu trưng cầu của các CBQL và GV trong các trường theo bảng sau

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV

về những nguyên nhân hạn chế công tác quản lí HĐDH Các mức độ

Nội dung Nhóm đánh giá

Không Ít Nhiều nhiều Rất TB

TS 1 10 24 11 CBQL CBQL % 2.2 21.7 52.2 23.9 2.98 TS 7 32 52 23 1. Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về giáo dục còn bất cập GV % 6.1 28.1 45.6 20.2 2.80 TS 1 18 15 12 CBQL % 2.2 39.1 32.6 26.1 2.83 TS 5 49 40 20 2. Nhận thức của xã hội chưa

cao về tầm quan trọng của giáo

dục GV % 4.4 43.0 35.1 17.5 2.66 TS 0 12 19 15 CBQL % 0 26.1 41.3 32.6 3.07 TS 1 35 54 24 3. Đầu tư cho giáo dục còn thấp GV % 0.9 30.7 47.4 21.1 2.89 TS 0 14 26 6 CBQL % 0 30.4 56.5 13.0 2.83 TS 11 55 39 9 4. Trình độ, năng lực của đội ngũ quản lí còn hạn chế GV % 9.6 48.2 34.2 7.9 2.40 TS 22 16 7 CBQL % 2.2 47.8 34.8 15.2 2.63 TS 9 67 31 7 5. Đội ngũ GV chưa thực sự đồng bộ về phảm chất, năng lực GV % 7.9 58.8 27.2 6.1 2.32 TS 0 6 22 18 CBQL % 0 13.0 47.8 39.1 3.26 TS 1 23 51 39 6. CSVC, trang thiết bị chưa được đầu tư thỏa đáng GV % 0.9 20.2 44.7 34.2 3.12 TS 1 10 18 17 CBQL % 2.2 21.7 39.1 37.0 3.11 TS 2 14 52 46 7. Kinh tế GV còn thấp GV % 1.8 12.3 45.6 40.4 3.25 TS 0 9 33 4 CBQL % 0 19.6 71.7 8.7 2.89 TS 2 41 56 15 8. Đổi mới PPDH còn chậm GV % 1.8 36.0 49.1 13.2 2.74 TS 1 12 21 12 CBQL % 2.2 26.1 45.7 26.1 2.96 TS 11 33 44 26 9. Bệnh thành tích GV % 9.6 28.9 38.6 22.8 2.75 TS 3 8 18 17 CBQL % 6.5 17.4 39.1 37.0 3.07 TS 18 18 51 27 10. Tác động của văn hoá không lành mạnh, các tệ nạn xã hội GV % 15.8 15.8 44.7 23.7 2.76

Qua bảng số liệu 2.13 và qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học của phòng GD&ĐT Huyện Cần Đước và của 4 trường THPT; quan sát trường lớp và trò chuyện với GV, CBQL các trường; sử dụng phiếu hỏi ý kiến dành cho CBQL, GV, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân về công tác quản lí giảng dạy của nhà trường như sau:

- Về tiêu chí “quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về giáo dục còn bất cập”, có 76.1% CBQL và 65.8% GV đánh giá là còn nhiều và rất nhiều điểm cần lưu ý. Cơ chế chính sách còn nhiều điều bất cập, chưa tạo được sự chủ động sáng tạo trong công tác của đội ngũ CBQL, chế độ sử dụng, đánh giá cán bộ chưa chặt chẽ, công bằng, nên chưa kích thích được sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CBQL.

- Về vấn đề “nhận thức của xã hội chưa cao về tầm quan trọng của giáo dục”, có 58.7% CBQL và 52.6% GV đánh giá ở mức độ nhiều và rất nhiều. Qua trao đổi trực tiếp cho thấy các bậc phụ huynh hầu như giao phó con em mình cho nhà trường, việc học tập của con cái không được coi trọng, tình trạng cho con bỏ học trong thời điểm này rất đáng lo ngại. Với các trường bán công, các tổ chức xã hội tại địa phương rất ít quan tâm vì cho rằng đây là đơn vị có thu.

- Có 73.9% CBQL và 68.5% GV cho rằng đầu tư cho giáo dục còn thấp. Nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng CB, GV chưa đáp ứng yêu cầu nên không đủ để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tham quan, ngoại khoá… Thậm chí không đủ cấp kinh phí cho người đi học tập trung.

- Có 69.6% CBQL và 42.1% GV cho rằng trình độ, năng lực của đội ngũ quản lí còn hạn chế. Công tác qui hoạch chưa khoa học, chưa mang tính chiến lược, tính phát triển mà chủ yếu còn mang nặng tính chất đối phó, nên khi bổ nhiệm phần lớn CBQL chưa đạt các chuẩn cần thiết. Một số ít HT chưa có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ của công tác quản lí HĐGD trong nhà trường, thậm chí có HT còn phân công toàn bộ việc chỉ đạo HĐGD cho PHT. Tuy đã được bồi dưỡng về công tác quản lí nhưng số ít HT vẫn còn có những hạn chế về nghiệp vụ quản lí và thiếu am hiểu về lí luận khoa học quản lí nên phương pháp mà các HT sử dụng

thường xuất phát từ kinh nghiệm của chính họ, tính kế hoạch trong quản lí chưa cao. Đội ngũ CBQL còn thiếu năng động, sáng tạo trong quản lí, chưa có biện pháp tích cực đổi mới công tác quản lí mà chủ yếu quản lí theo lối hành chính, sự vụ. Quản lí nhà trường phần lớn dừng ở chỗ thực hiện theo sự chỉ đạo từ cấp trên chứ chưa chủđộng xây dựng biện pháp để quản lí nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Có 50% CBQL và 33.3% GV cho rằng đội ngũ GV chưa thực sự đồng bộ về phẩm chất, năng lực. Trong điều kiện kinh tế và xã hội hiện nay còn nhiều khó khăn, người GV chưa đủ điều kiện sống để toàn tâm toàn ý với nghề và hoàn thiện mình. Nhiều GV còn phải dạy thêm, làm kinh tế gia đình nên họ không có thêm thời gian để học hỏi nâng cao trình độ. Họ chưa thật sự là tấm gương cho HS noi theo và thiếu đi phẩm chất đạo đức của người thầy, nguyên nhân là do đạo đức xã hội xuống cấp, áp lực của cuộc sống, của gia đình nặng nề.

- có 86.9% CBQL và 78.9% GV cho rằng CSVC, trang thiết bị chưa được đầu tư thỏa đáng. Việc vận động các nguồn lực tại địa phương và từ phụ huynh HS để tăng cường đầu tư CSVC phục vụ cho HĐDH chưa được các nhà quản lí quan tâm đúng mức. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được thực hiện. Những khó khăn của nhà trường chậm được giải quyết. Nhà trường và phụ huynh HS chưa có sự phối hợp tích cực trong việc chăm lo về CSVC cho nhà trường, nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho HS.

- có 76.9% CBQL và 86% GV cho rằng kinh tế GV còn thấp. Đời sống, kinh tế GV những năm qua đã được cải thiện song so với mặt bằng chung của xã hội vẫn rất thấp. Một số GV còn lo làm thêm để bù đắp thiếu hụt kinh tế gia đình do đó họ chưa thật sự toàn tâm toàn ý với nghề. Các trường bán công do cơ chế thoáng hơn trong chi trả lương nhưng họ lại không có nhiều điều kiện tối đa để được học tập nâng cao trình độ của mình.

- Có 80.4% CBQL và 62.3% GV cho rằng đổi mới PPDH còn chậm. Đánh giá này của các CBQL và GV cho tiêu chí này là quá cao, hầu hết GV chưa thay đổi phương pháp học tập mới, chủ yếu vẫn là thầy đọc, trò chép. Nhà trường chưa có biện pháp tích cực và chưa tổ chức các buổi hội thảo cho GV về công tác này.

Chương trình SGK quá nặng cả về nội dung và thời lượng. GV chỉ chú trọng truyền thụ về lí thuyết, khâu thực hành chưa quan tâm đúng mức.

- Có 71.8% CBQL và 61.4% GV cho là vì bệnh thành tích. Vì chạy theo thành tích, chất lượng ảo mà buông lỏng quản lí chất lượng giáo dục; vì những chỉ tiêu thi đua để nhân nhượng, châm chước khâu kiểm tra, thi cử, đánh giá, cho điểm… cho HS. Vì bệnh thành tích sẽ dẫn tới hiện tượng chây lười trong học tập và hình thành thói quen ỉ lại của HS; làm thui chột ý chí và lòng nhiệt tình đổi mới PPDH của GV; ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS “ngồi nhầm lớp”.

- Có 76.1% CBQL và 68.4% GV cho rằng còn có sự tác động của văn hoá không lành mạnh, các tệ nạn xã hội đến môi trường giáo dục. HS THPT là lứa tuổi có sự thay đổi về cơ thể, về sinh lí, tâm lí, đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lí” lại nhanh hơn “con người xã hội” nếu không được giáo dục sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hoá, phi đạo đức, do ý thức không kiềm chế được bản năng. Trong khi đó tình hình xã hội hiện nay có nhiều biến đổi do quá trình toàn cầu hoá trên mọi lãnh vực kinh tế – văn hoá xã hội, xã hội luôn phải đối phó với việc phòng chống AIDS, ma tuý, tội phạm,… Sự tác động của văn hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến công tác QLGD. Hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần II khoá VIII, khi đánh giá về công tác GD&ĐT trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có trình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”.

Ngoài ra, mặc dù đều có trình độ và thâm niên QL, nhưng HT các trường vẫn chưa thể hiện được tính khoa học và tính nghệ thuật trong QL, còn thả nổi kế hoạch, chưa năng động sáng tạo; còn chủ quan, làm theo kinh nghiệm cá nhân. Các trường bán công, đều chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ các chính sách khuyến khích về CSVC, đất đai, tín dụng, bảo hiểm, … như đã ghi trong Qui chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập (Ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/08/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Các trường chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ sâu sát về chuyên môn của Sở GD&ĐT Long An.

Kết luận chương 2

Qua khảo sát thực trạng 4 trường THPT ở huyện Cần Đước cho thấy những mặt mạnh trong việc thực hiện quản lí HĐGD của HT như quản lí kế hoạch chương trình dạy học, quản lí phân công giảng dạy cho GV,… nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục:

- GV còn sử dụng PPDH truyền thống; chưa theo kịp sự đổi mới về nội dung, chương trình và PPDH; còn hạn chế trong việc sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học, phát triển khả năng tự học của HS, tăng cường kĩ năng thực hành cho HS.

- HT các THPT quan tâm chưa chặt chẽ đến công tác bồi dưỡng GV và tăng cường trình độ nhận thức cho các CBQL. Công tác chuyên môn chưa được chú trọng đúng mức. Việc ra kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV còn kém.

Từ những hạn chế trong quản lí HĐGD của HT các trường THPT, chúng tôi phân tích và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để dẫn đến việc đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lí giảng dạy của HT các trường THPT.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyên Cần Đước, tỉnh Long An (Trang 82 - 88)