Theo quan điểm của các nhà lí luận Xô Viết, QLGD là tập hợp những biện pháp (tổ chức phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo về giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ.
Từđiển Giáo dục học định nghĩa QLGD là thực hiện quản lí trong lĩnh vực giáo dục [17]. Ngày nay lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước, do chỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội. Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội (nghĩa rộng).
- QLGD, chủ yếu là quản lí thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống quốc dân (nghĩa hẹp).
- QLGD gồm hai mặt lớn là quản lí nhà nước về giáo dục, quản lí nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. QLGD là việc thực hiện và giám sát những chính sách giáo dục, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.
- QLGD còn là một ngành, một bộ môn khoa học có tính liên ngành nhằm vận dụng những khoa học quản lí sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của các hệ thống giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu về QLGD đã có nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo M.Ikônđa Côp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ bộđến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực và tâm lí của trẻ em [8]
- Theo Trần Kiểm: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướg đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của QLGD, của sự phát triển tâm lí và thể lực của trẻ em [20]
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm: “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mụ đích có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mà mục điểm hội tụ là quá trình dạy học. Giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [35]
- Tác giả Nguyễn Gia Quý khái quát “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sỡ nhận thức và vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân” [38]
- Văn kiện hội nghị lần thứ II ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX viết “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [11]
Khái niệm về QLGD cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đều thống nhất nhau về nội dung và bản chất, ta có thể hiểu như sau:
- Chủ thể quản lí là hệ thống giáo dục quốc dân và các cấp. Khách thể quản lí là sự nghiệp giáo dục của từng địa phương.
Sự tác động của chủ thể quản lí tới đối tượng QLGD tuân theo qui luật quản lí xã hội nói chung và đặc thù của QLGD đểđạt mục tiêu mong muốn.