0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phương pháp phân tích nhân viên để xác định nhu cầu của mỗi người

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN HÀNH CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH LEVER VIỆT NAM (Trang 68 -72 )

Tập trung vào những mặt còn hạn chế, những cái chưa đạt của thợ vận hành so với các mục tiêu phải đạt trong năm. Sử dụng các bằng chứng (dữ liệu, con số, sự kiện) định lượng để đánh giá mà không dựa vào cảm tính hay suy đoán cá nhân.

Không gây bất ngờ cho cả hai bên, thợ vận hành và người tham gia đánh giá cùng được bàn bạc và đồng ý.

Vai trò của nhà quản lý là phát triển nhân viên. Do đó, phân tích nhu cầu đào tạo và đề nghị các nội dung đào tạo thích hợp cho mỗi thợ vận hành phát triển tay nghề là trách nhiệm của nhà quản lý.

Việc phân tích nhu cầu đào tạo không dừng lại ở một cuộc thảo luận hay đánh giá, đó là một quy trình liên tục của ý kiến phản hồi và “học hỏi, cầu tiến” từ hai phía, thợ vận hành và các bên đánh giá.

Xác định các mục tiêu trong năm cho dây chuyền/cho thợ vận hành

Dựa vào các mục tiêu PQCDSM đề ra hàng năm từ công ty phân bổ cụ thể cho mỗi dây chuyền, các mục tiêu này là kỳ vọng của công ty và là yêu cầu của nhà quản lý mà mỗi thợ vận hành phải cố gắng thực hiện trong năm nhằm đóng góp vào sự hoàn thành các kế hoạch hay chiến lược tổng thể của công ty.

Các mục tiêu hay nhiệm vụ được phân bổ cho mỗi dây chuyền hay đúng hơn là thợ vận hành phụ trách dây chuyền phải thật sự SMART (specific, measurable, aspirational, realistic, timebound – cụ thể, đo lường được, có tính thách thức, thực tế, có mốc thời gian). Mục tiêu của dây chuyền trong năm bao gồm số lượng và chất lượng các cải tiến, không có tai nạn lao động, trình độ tự chủ bảo dưỡng, hiệu suất vận hành thiết bị, năng suất lao động, mức chất lượng kỳ vọng...

Việc xác định nhu cầu đào tạo của mỗi người là một phương pháp tổng hợp được thực hiện bằng cách kết hợp các phương pháp quan sát hiện trường, nghiên cứu số liệu thực tế về hiệu quả vận hành và các tổn thất trong quá trình chạy máy, hỏi chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cho riêng từng đối tượng thợ vận hành, trên cơ sở thống nhất các quan điểm chung giữa thợ vận hành, các bên đánh giá (quản lý trực tiếp, phụ trách đào tạo (T&D), huấn luyện viên) có tham khảo ý kiến của các trưởng bộ phận.

Trong quá trình thực hiện đề tài, dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân tại Lever Việt Nam với các hiểu biết có được từ quá trình nghiên cứu, tác giả xin đề xuất mô hình phân tích nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo cho mỗi thợ vận hành tại Lever Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN HÀNH CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH LEVER VIỆT NAM (Trang 68 -72 )

×