PHÂN TÍCH NHÂN VIÊN

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 66 - 68)

Hỗ trợ cho chương trình đào tạo được vận dụng một cách có hiệu quả trong thực tế với các đặc điểm riêng của Lever Việt Nam (40% thợ vận hành mới, 32%

trình độ dưới cấp 3, 17% trên 45 tuổi) thì phải tiến hành phân tích nhu cầu mỗi nhân viên.

Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu và được định hướng bởi nhu cầu. Phân tích nhân viên sẽ giúp chỉ ra thợ vận hành nào nên nhận được các chương trình đào tạo nào một cách khách quan, chính xác vì có sự tham gia đánh giá, phân tích, thảo luận, nghiên cứu hiện trạng một cách khoa học và cởi mở giữa nhiều bên bao gồm thợ vận hành, huấn luyện viên, cấp quản lý, phòng đào tạo.

Quyết định xem thợ vận hành nào nhận được các nội dung đào tạo nào trong tổng số 145 thợ vận hành sẽ phải xuất phát từ nhu cầu thật sự của mỗi thợ vận hành chứ không phải theo một kiểu áp đặt từ trên xuống hoặc tiến hành một cách đại trà, giống nhau cho tất cả. Đặc điểm khác nhau ở hai thế hệ thợ vận hành (lớn tuổi nhiều kinh nghiệm trình độ thấp và trẻ tuổi ít kinh nghiệm trình độ cao) và vị trí công tác ở các máy khác nhau (khuấy trộn, đóng túi, đóng hủ, đóng chai, đóng tuýp), ở các nhà máy khác nhau (sản phẩm lỏng, bột giặt) đòi hỏi thợ vận hành có các nhu cầu đào tạo khác nhau. Lúc này người thợ vận hành sẽ ở vị trí trung tâm và là nhân tố quyết định chính trong việc lựa chọn tham gia các cơ hội đào tạo nào để phát triển bản thân nhằm đáp ứng với sự kỳ vọng của nhà quản lý và mong đợi ngày một cao của công ty. Ta hãy so sánh sự khác nhau giữa hai cách đào tạo, một cách đào tạo đại trà và một cách đào tạo theo nhu cầu.

Ví dụ: ta có 5 thợ vận hành với nhu cầu đào tạo khác nhau trong năm như sau: Thợ vận hành 1: có nhu cầu đào tạo về kỹ năng A, B, C, D

Thợ vận hành 2: có nhu cầu đào tạo về kỹ năng B, D, E, F Thợ vận hành 3: có nhu cầu đào tạo về kỹ năng A, C, F, G Thợ vận hành 4: có nhu cầu đào tạo về kỹ năng C, D, E, G Thợ vận hành 5: có nhu cầu đào tạo về kỹ năng B, C, E, F

Trường hợp 1: với cách đào tạo đại trà không xuất phát từ nhu cầu

Không xác định nhu cầu đào tạo của mỗi thợ vận hành mà tiến hành đào tạo lần lượt các kỹ năng A, B, C, D, E, F, G cho tất cả 5 thợ vận hành, tổng số lượng thợ vận hành tham gia mỗi khoá đào tạo luôn luôn là 5 người với 7 khoá đào tạo, do vậy sẽ gây ra lãng phí nguồn lực và thời gian một cách không cần thiết mà lại gây khó chịu cho người không có nhu cầu.

Trường hợp 2: với cách đào tạo định hướng theo nhu cầu

Chương trình đào tạo thích hợp là sắp xếp 7 nội dung đào tạo cho 5 thợ vận hành theo nhu cầu của mỗi thợ vận hành như sau:

1. Kỹ năng A: cho thợ vận hành 1, 3. 2. Kỹ năng B: cho thợ vận hành 1, 2, 5. 3. Kỹ năng C: cho thợ vận hành 1, 3, 4, 5. 4. Kỹ năng D: cho thợ vận hành 1, 2, 4. 5. Kỹ năng E: cho thợ vận hành 2, 4, 5. 6. Kỹ năng F: cho thợ vận hành 2, 3, 5. 7. Kỹ năng G: cho thợ vận hành 3, 4.

Như vậy, mỗi thợ vận hành chỉ tham gia vào các khoá đào tạo của chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của bản thân. Không nhất thiết tất cả thợ vận hành phải tham gia đầy đủ các khóa đào tạo mà chỉ những người nào có nhu cầu. Việc phân tích nhân viên sẽ giúp thiết kế chương trình đào tạo bao gồm tài liệu, giảng viên, cách thức truyền đạt được nhận dạng phù hợp hơn cho các đối tượng. Hoạch định chương trình đào tạo cho thợ vận hành dựa theo nhu cầu nhân viên sẽ giúp tránh được lãng phí do đào tạo dàn trãi, tiết kiệm nhân lực, chi phí và thời gian.

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)