GIỚI THIỆU CÔNG TY LIÊN DOANH LEVER VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 25 - 28)

Được thành lập vào ngày 07 tháng 05 năm 1995, Lever Việt Nam là một công ty liên doanh, giữa một bên là tổng công ty hoá chất Việt Nam (Vinachem) do nhà nước quản lý và một bên là công ty Unilever Việt Nam theo quyết định số 307 QĐ/TCNSĐT với tổng số vốn đầu tư là 64.9 triệu USD, trong đó phần vốn góp nước ngoài trong liên doanh chiếm khoảng 67%.

Tiền thân của công ty Lever Việt Nam là công ty bột giặt VISO được thành lập vào năm 1972, thuộc tổng công ty hoá chất miền nam. Sản lượng sản xuất bột giặt của công ty VISO vào năm 1994 (thời điểm trước liên doanh) là khoảng 4.200 tấn/năm với khoảng 250 công nhân, chia làm ba ca sản xuất.

Công ty Lever Việt Nam đặt trụ sở tại số 672-673 Cư Xá Kiến Thiết, Quận 9, TP.HCM, trên một diện tích rộng hơn 58.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 22.600m2 bao gồm hai nhà máy chính là nhà máy sản xuất các sản phẩm lỏng như dầu gội, dầu xã, sữa tắm, kem dưỡng da và nhà máy sản xuất bột giặt OMO. Sản lượng thiết kế hàng năm của nhà máy sản xuất bột giặt OMO là 64.000 tấn/năm, với 15 dây chuyền tự động bao gói và đóng thùng bột giặt có trọng lượng từ 150g cho đến 9kg. Ngoài ra, công ty còn quản lý các nhà thầu phụ ở miền Bắc, miền Nam và Cần thơ như Net South, Net North, Lix South, Lix North, Hương Việt, Thiên Nga, Haso, ICC, Pano, Cico, Việt Trì, Tico là các đơn vị gia công sản xuất xà bông tắm, bột giặt và kem giặt Viso, nước xã vải Comfort, nước lau nhà và vệ sinh toilet Vim, nước rửa chén Sunlight cho công ty. Công suất thiết kế của nhà máy sản xuất sản phẩm lỏng là 24.450 tấn/năm với trên 25 dây chuyền đóng gói tự động các loại túi, chai, tuýp, hũ các loại dầu gội, dầu xã, sữa tắm, sữa rửa mặt và kem dưỡng da với kích cở và quy cách đóng gói đa dạng từ 2g cho đến 950ml, đây là ngành hàng đòi hỏi công nghệ sản xuất cao với các tiêu chuẩn vệ sinh, tiệt trùng nghiêm ngặt cũng như có nhiều công thức phối trộn quan trọng nên chỉ được sản xuất tại hai phân xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế GMP Cosmetic và Hygiene thuộc nhà máy sản phẩm lỏng của công ty.

Sản lượng Lever Việt Nam qua các năm (tấn) 15.803 19.877 28.860 45.060 58.476 68.765 78.826 80.593 87.267 89.833 96.549 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng gấp 5 lần

Công ty đã được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho ba hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, môi trường ISO 14001 và an toàn sức khoẻ lao động OHS 18001, được tổ chức Quacert Việt Nam cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP ASEAN vào năm 2003 theo hệ thống tiêu chuẩn của Malaysia Cosmetic Guidelines. Công ty đang dự kiến sẽ tiếp tục xây dựng thành công hệ thống phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn HACCP vào năm 2006 với sự hỗ trợ tư vấn từ phía đối tác BVQI của Vương quốc Anh.

Ngoài các hệ thống quản lý chất lượng trên, Lever Việt Nam còn phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát và quản lý chất lượng của công ty mẹ Unilever ở nước ngoài như Unilever Quality and Consumer Safety (UQ&CS – an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng của Unilever), Good Hygiene Manufacturing (vệ sinh tiệt trùng), Dupont Safety Management (quản lý an toàn lao động theo Dupont) và những quy định về an toàn, sức khỏe, môi trường của chính quyền địa phương sở tại. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng có giá trị như TPM Level 1 - TPM Excellence Award (2005) của Học Viện Bảo Trì Nhật Bản (JIPM), Unilever Golden Safety Award (4/2003) của tập đoàn Unilever về thành tích 5 triệu giờ làm việc không để xảy ra bất kỳ tai nạn lao động nào phải nghỉ dưỡng và đã được nêu tên trong Sách Xanh về công tác bảo vệ môi trường (2002) của UBND TP.HCM.

Total Productive Maintenance

Từ năm 2001, công ty quyết tâm theo đuổi chương trình TPM (Total Productive Maintenance) và xem hoạt động này như là hạt nhân trong việc thúc đẩy liên tục các hoạt động nâng cao hiệu suất tổng thể của thiết bị. TPM bao gồm tám trụ cột (pillar) là cải tiến có trọng tâm (Kaizen), an toàn - sức khoẻ - môi trường (SHE – safety, health, environment), đào tạo và phát triển (T&D – trainning and development), bảo trì chất lượng (QM – quality maintenance), tự chủ bảo dưỡng (AM – autonomous maintenance), quản lý ngay từ ban đầu (EM – early management), bảo trì định kỳ (PM – planned maintenance) và TPM trong suốt quá trình phân phối (TPM in supply chain). Tám trụ cột này hình thành nên ngôi nhà TPM với nền móng bên dưới là hoạt động 5S. Sau bốn năm thực hiện, hoạt động TPM đã và đang đem đến rất nhiều lợi ích trong việc bảo quản, chăm sóc và không ngừng giúp nâng cấp máy móc thiết bị của công ty lên mức ngày càng cao hơn trước về an toàn, công suất, tuổi thọ, độ tin cậy và chất lượng sản phẩm. Doanh thu năm 2005 của Lever Việt Nam từ hai ngành hàng sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân vào khoảng 193 triệu Eur, chiếm 70% tổng cơ cấu doanh thu của Unilever Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%.

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)