Hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 64 - 66)

Phụ trách T&D (training and development) của mỗi nhà máy chịu trách nhiệm theo dõi, phối hợp với bộ phận đào tạo của công ty và các trưởng bộ phận sản xuất để tổ chức các khoá huấn luyện định kỳ cho thợ vận hành theo đúng nội dung của nhu cầu đào tạo đã được xác định cho mỗi thợ vận hành.

Chương trình đào tạo sẽ được thực hiện ngay tại công ty dựa trên nhu cầu đào tạo đã được xác định theo trình độ của thợ vận hành, chú trọng vào thực hành (OJT) và phát triển con người. Kết hợp vừa kèm cặp – hướng dẫn tại chổ, vừa phân tích – thảo luận nhóm và học lý thuyết trên sơ đồ mô hình. Thời gian tiến hành đào tạo sẽ linh hoạt theo tình hình sản xuất và được thực hiện trong giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc. Đào tạo trong giờ làm việc áp dụng cho các kỹ năng có nhiều thợ vận hành tham dự và trong những thời điểm không sản xuất. Đào tạo sau giờ làm việc áp dụng cho các kỹ năng có ít thợ vận hành tham dự và những thời điểm phải sản xuất liên tục không thể ngừng máy để thực tập và bố

trí thợ vận hành đi học. Trong những trường hợp đó, dù trong hay sau giờ làm việc, thợ vận hành vẫn được trả lương đầy đủ khi tham gia tiếp nhận các chương trình đào tạo của công ty và được ghi nhận vào hồ sơ huấn luyện để theo dõi sự tiến bộ.

Sau khi hoàn thành các nội dung ở mỗi trình độ đạt yêu cầu, thợ vận hành nào hội đủ các điều kiện yêu cầu về lý thuyết, thực hành và các kết quả thực nghiệm tại máy cho thấy thợ vận hành có nhiều sự thay đổi/tiến bộ so với trước sẽ được xem xét đánh giá để cấp chứng chỉ trình độ tay nghề. Mỗi trình độ được đào tạo trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng tuỳ theo mức độ thời gian yêu cầu và có thi kiểm tra lý thuyết, thực hành sau mỗi nội dung để đánh giá mức độ thông hiểu, cộng với khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng đo lường sau đào tạo để theo dõi sự tiến bộ của thợ vận hành thông qua khả năng vận dụng vào thực tế công việc. Chứng chỉ trình độ tay nghề là một ghi nhận về nỗ lực tự đào tạo và phát triển, việc trao tặng chứng chỉ trình độ cho thợ vận hành là một cách biểu dương và tôn vinh vì những thành tích đạt được của thợ vận hành cho bản thân và cho công ty.

Chương trình đào tạo phải được xem xét cập nhật lại mỗi năm một lần để luôn luôn đưa ra và bổ sung các kỹ năng mới phù hợp với sự phát triển không ngừng của thợ vận hành. Thời gian cơ bản để một thợ vận hành hoàn thành 5 cấp độ kỹ năng là từ 1.5 năm đến 2 năm và thêm một khoảng thời gian 1 năm để đánh giá hiệu quả đào tạo. Nếu có đủ năng lực tiếp thu, bình quân sau 3 năm, một thợ vận hành có đủ khả năng trở thành huấn luyện viên về kỹ năng vận hành, có thể hỗ trợ công ty đào tạo các thợ vận hành khác, còn các kỹ năng chuyên môn khác sẽ do các bộ phận khác tiếp tục đảm nhận đào tạo.

Khi tay nghề nhân viên vận hành sản xuất đạt trình độ cấp 4 và người thợ bộc lộ các khả năng phát triển khác, ta sẽ thực hiện việc luân chuyển công việc và

huấn luyện đa kỹ năng để tạo cơ hội cho nhân viên khám phá các khả năng tiềm ẩn khác, ngoài việc giúp nhân viên phát triển bản thân lên các vị trí cao hơn còn giúp tìm kiếm nhân tài và chuẩn bị sẳn sàng lực lượng thay thế đủ khả năng sử dụng khi cần thiết. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, khi mà sức lao động cũng là hàng hoá và các công ty danh tiếng khác luôn tìm mọi cách thu hút nhân lực giỏi bằng các chế độ lương thưởng hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên hành các dây chuyền sản xuất tại công ty liên doanh Lever Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)